Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

Thảo luận trong 'Góp ý xây dựng' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 17/2/22.

  1. Vai trò của pháp luật đối với nhà nước
    Pháp luật là những quy tắc xử sự bắt buộc áp dụng và được đảm bảo bằng các công cụ giáo dục hay cưỡng chế, dùng để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Do đó, pháp luật được là công cụ quản lý hiệu quả trong tay nhà nước để quản lý xã hội thông qua những vai trò cụ thể trong bài viết dưới đây.

    Pháp luật là công cụ quản lý hiệu quả của nhà nước
    Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý có hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Pháp luật dùng để điều phối và tập hợp hoạt động của các cá nhân khác nhau trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu mong muốn và duy trì đời sống cộng đồng xã hội. Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đều do nhà nước và xã hội quản lý. Chúng ta có thể đạt được mục đích của quản lý một cách có hiệu quả nhất, chỉ khi các lĩnh vực quan trọng kể trên được nhà nước quản lý bằng pháp luật.
    [​IMG]

    Xây dựng luật pháp quốc gia, hoạch định chính sách phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; xác định cơ cấu, tổ chức, hoạt động và biện pháp kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội đó. Để từ đó, có thể đề xuất các biện pháp hữu hiệu để giải quyết các hiện tượng bất lợi trong đời sống xã hội. Vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, pháp luật có thể thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời cũng có thể kìm hãm sự phát triển của một số hoạt động xã hội.

    Tìm hiểu thêm: công ty luật uy tín tại tphcm

    Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa chính sách chủ trương, đường lối của nhà nước
    Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, đồng thời là công cụ để thực hiện trật tự quản lý nhà nước. Pháp luật do nhà nước ban hành, có giá trị bắt buộc phải được mọi tổ chức, cá nhân có liên quan trong xã hội tôn trọng và thực hiện, có ảnh hưởng rộng rãi và trên phạm vi toàn lãnh thổ. Các biện pháp đảm bảo thực hiện có thể là thuyết phục, động viên, khen thưởng cho đến việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

    Do đó, pháp luật có thể được triển khai và thực hiện một cách có hiệu quả với phạm vi rộng trên toàn xã hội. Cũng chính nhờ đó mà các chính sách, kế hoạch cũng như quy định biện pháp quản lý ...của nhà nước đã và đang từng bước được hiện thực hóa trong xã hội.

    Pháp luật là công cụ trong tay nhà nước để kiểm tra, kiểm soát hoạt động mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức
    Căn cứ vào các quy định của hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước có thể xác định được hoạt động thực tế của các cơ quan, công chức nhà nước thuộc thẩm quyền hay vượt thẩm quyền; là thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình… Vì vậy tuy do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhưng khi có hiệu lực pháp luật thì pháp luật đó có giá trị ràng buộc đối với Nhà nước. Ngoài ra, trình tự thành lập cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời cơ quan nhà nước và công, viên chức chỉ được hoạt động trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép làm.

    Xem thêm: tư vấn luật thừa kế đất đai

    Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
    Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu không có pháp luật. Pháp luật rất cần thiết để tổ chức bộ máy xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, xác định các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước giữa nhà nước với các tổ chức xã hội và dân cư.

    Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật sẽ bảo đảm cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước được chặt chẽ, chính xác và thống nhất. Nhờ có pháp luật, hoạt động của bộ máy nhà nước cũng tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tùy tiện, lạm quyền, tạo ra cơ chế đồng bộ cho việc thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả.

    Pháp luật là công cụ giúp nhà nước tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả
    Với việc xác định rõ hệ thống kinh tế, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh tế, phương thức quản lý kinh tế ..., pháp luật tích cực thúc đẩy việc sắp xếp, cơ cấu các thành phần kinh tế, tác động tăng trưởng kinh tế và tạo được sự cân bằng, ổn định cho nền kinh tế.

    Pháp luật điều chỉnh hợp đồng kinh tế và quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế hợp pháp của các bên. Nhờ những quy định này mà nhà nước có thể tổ chức và quản lý nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, cân đối và điều tiết nền kinh tế theo hướng mà mình mong muốn.

    Ngoài ra, pháp luật còn tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh và các quan hệ xã hội mới, đồng thời củng cố và mở rộng hợp tác quốc tế.

    Nội dung khác: tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Chia sẻ trang này