Triệu chứng và cách phòng bệnh dịch tả heo

Thảo luận trong 'Phụ kiện' bắt đầu bởi phuphong221, 8/12/18.

  1. phuphong221

    phuphong221 Member

    Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
    1. Triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể.

    - Thể mạn tính: Các triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ và kéo dài. Heo bị nhiễm bệnh ở thể mãn tính sẽ gầy yếu, thường bị ho, khó thở, bài tiết không ổn định (lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón). Bệnh phát triển trong khoảng 1 – 2 tháng, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ chết do kiệt sức.

    - Thể cấp tính: heo ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 - 3 ngày nhiễm bệnh thì heo thường bị sốt cao tới 41 – 420C, cơn sốt kéo dài khoảng 4 – 5 ngày mới hạ. Khi cơn sốt hạ nhanh cũng là lúc heo sắp chết. Heo bị bệnh thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất huyết lớn. Sau đó, các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy (hoặc bị thối loét). Mắt heo bệnh có màu trắng che phủ, mũi heo bị viêm nên nước mũi đặc.
    Heo đi phân không ổn định, lúc đầu thì táo bón, đi ra phân cục nhưng khi thân nhiệt của heo hạ nhanh dưới bình thường (37-380C) thì đi ra phân lỏng "vọt cần câu" có màu vàng xám, có mùi tanh khẳm đặc biệt. Heo bị bệnh ở thể cấp tính thường xuống sức nhanh chóng và chết sau 3 – 6 ngày.

    Hết sức chú ý, bệnh dịch tả heo ở thể cấp tính thường xuất hiện cùng với 1 số bệnh khác như bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng … Nếu bị cùng với bệnh phó thương hàn thì heo sẽ tiêu chảy trong thời gian dài, phân thối, sờ vào bụng heo thì thấy có nhiều chỗ sưng. Nếu bị cùng với bệnh tụ huyết trùng thì heo sẽ bị viêm phổi. Nếu cả 3 bệnh cùng xuất hiện thì ở da mõm, da tai, da cổ, da bụng có những mụn mủ nổi lên. Ngoài ra, tai và đuôi cũng bị hoại tử (thối).
    Bệnh dịch tả heo lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá (ăn, uống). Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam). Heo khoẻ mạnh ăn uống phải virut dịch tả sẽ phát bệnh nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccin.
    [​IMG]
    2. Biện pháp phòng trị bệnh: Đối với bệnh dịch tả thì việc phòng bệnh bằng tiêm ngừa vaccin là chủ yếu. Đối với heo nái tiêm phòng trước khi cho phối giống; Đối với heo con thì tiêm phòng sau khi đẻ 20 ngày và trước khi cai sữa., xuất chuồng. Hiện nay, để phòng bệnh thường dùng vaccin dịch tả heo đông khô, khi sử dụng cần pha vaccin với nước cất (hoặc nước sinh lý mặn) tuỳ theo quy cách đóng gói của nhà sản xuất.
    Tiêm cho heo vào gốc tai, mỗi lần 1ml/con. Sau khi tiêm khoảng 6 – 7 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 6 – 10 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Người chăn nuôi cần chú ý rằng heo thường bị sốt cao sau khi tiêm vaccin. Tuy nhiên đó chỉ là sốt do phản ứng thuốc, không cần can thiệp, cơn sốt sẽ tự hạ sau đó vài ngày.
    Khi phát hiện heo nghi mắc bệnh dịch tả cần nhanh chóng báo ngay cho thú y địa phương để có biện pháp phòng chống tổng hợp theo quy định của Nhà nước.

    Nguồn: http://biotechviet.vn/cac-benh-thuong-gap-o-heo-va-cach-phong-tri-T34d0v3242.htm

Chia sẻ trang này