Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 12: 2014/BXD

Thảo luận trong 'Hệ thống chống sét' bắt đầu bởi ChongsetDHK, 5/9/18.

  1. ChongsetDHK

    ChongsetDHK Member

    Thế giới có tiêu chuẩn IEC 62305: 2010 áp dụng cho thiết kế thi công hệ thống chống sét. Việt Nam có tiêu chuẩn tương đương là TCVN 9888: 2013.

    Tuy nhiên, áp dụng cho nhà ở và nhà công cộng thì BXD có ban hành QCVN 12:2014/BXD.

    QCVN 12:2014/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn với sự hỗ trợ của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Đồng Quốc tế khu vực Đông Nam Á (International Copper Association Southeast Asia), Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 29 tháng 12 năm 2014.

    Trích dẫn:

    2.8 Bảo vệ chống sét

    2.8.1 Các yêu cầu chung

    2.8.1.1 LPS (gồm LPS bên trong và LPS bên ngoài) phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào nhà.

    2.8.1.2 Phải căn cứ vào vị trí có khả năng bị sét đánh và mức độ thiệt hại do sét đánh để quyết định sự cần thiết chống sét cho nhà.

    2.8.1.3 Phải tận dụng các kết cấu kim loại của công trình cho LPS để giảm chi phí, nhưng không được làm ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của công trình. 2.8.1.4 Toàn bộ toà nhà phải được bảo vệ bằng một LPS kết nối hoàn chỉnh với nhau, không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng.

    2.8.2 LPS bên ngoài

    2.8.2.1 Vùng bảo vệ được xác định theo phương pháp quả cầu lăn. Trường hợp chiều cao nhà thấp hơn 20m, thì xác định theo phương pháp góc bảo vệ.

    2.8.2.2 LPS bên ngoài gồm các bộ phận: thu sét, dây dẫn xuống đất và mạng nối đất chống sét (gồm các điện cực ngang hoặc đứng được liên kết với nhau).

    2.8.2.3 Phải sử dụng LPS cách ly về nhiệt với nhà khi có khả năng xảy ra phát nhiệt và cháy nổ tại nơi thu và dẫn sét.

    2.8.2.4 Phải bố trí bộ phận thu sét (là các kim thu sét hoặc lưới thu sét hoặc kết hợp cả hai) đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Đặt tại các vị trí trên công trình không nằm trong vùng bảo vệ được xác định theo các phương pháp quy định tại mục 2.8.2.1;

    b) Trường hợp mái nhà làm bằng vật liệu dễ cháy thì phải đặt cách mái ít nhất là 0,1 m, đối với mái rạ là 0,15 m.

    2.8.2.5 Dây dẫn xuống đất phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Số dây dẫn xuống đất không ít hơn 02 dây và bố trí cách đều nhau theo chu vi (phù hợp với hình dạng kiến trúc) của nhà;

    b) Khoảng cách lớn nhất giữa các dây dẫn xuống đất thực hiện theo quy định tại Bảng 4;

    (a) Cấp của LPS được xác định theo mức bảo vệ quy định tại mục 8.2 của TCVN 9888-1:2013

    c) Dây dẫn xuống đất phải đi theo đường ngắn nhất xuống đất;

    d) Dây dẫn xuống đất phải đặt cách các bề mặt dễ cháy của công trình ít nhất là 0,1 m.

    2.8.2.6 Mạng nối đất chống sét phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Điện trở nối đất không lớn hơn 10;

    b) Trường hợp mạng nối đất được sử dụng chung cho LPS và các thiết bị khác, điện trở nối đất phải phù hợp với các thiết bị liên quan;

    c) Phải có khả năng cách ly được với các dây dẫn xuống đất và phải bố trí một điện cực nối đất tham chiếu để đo và kiểm tra. Điểm kết nối với mạng nối đất phải có khả năng tiếp cận được từ trên mặt đất để thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo dưỡng LPS.

    2.8.2.7 Vật liệu và kích thước các phần tử của LPS bên ngoài phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại Phụ lục M.

    2.8.3 LPS bên trong

    2.8.3.1 LPS bên trong gồm các phần tử của mạng liên kết đẳng thế, SPD, các màn chắn từ.

    2.8.3.2 LPS bên trong phải được thực hiện bằng một trong các giải pháp sau:

    a) Cách ly về điện giữa LPS bên ngoài với các phần tử có khả năng dẫn điện không thuộc hệ thống điện nhà theo quy định tại mục 6.3 của TCVN 9888-3:2013;

    b) Liên kết đẳng thế chống sét bằng cách nối liên thông LPS với:

    - Các kết cấu kim loại;

    - Các hệ thống bên trong nhà;

    - Các dây dẫn và bộ phận dẫn bên ngoài nối vào nhà.

    2.8.3.3 Các giải pháp chống sét khác

    a) Sử dụng màn chắn từ để làm suy giảm điện từ trường của xung sét;

    b) Sử dụng SPD hoặc khe phóng điện để hạn chế quá điện áp quá độ và quá dòng đột biến.

    2.8.4 Toà nhà cao trên 60 m

    2.8.4.1 Phải lắp đặt bộ phận thu sét để bảo vệ phần chiều cao phía trên 60 m của toà nhà và thiết bị lắp đặt trên đó (đặc biệt phần 20 % trên cùng chiều cao toà nhà khi phần này nằm ở độ cao cách mặt đất quá 60 m).

    2.8.4.2 Vị trí lắp đặt bộ phận thu sét ở phần cao trên 60 m của toà nhà phải đáp ứng mức bảo vệ chống sét ít nhất là cấp IV.

    2.8.4.3 Trường hợp tận dụng các kết cấu kim loại có sẵn bên ngoài nhà để làm bộ phận thu sét thì kích thước của chúng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Phụ lục M.

    2.8.5 Nhà có chứa các vật liệu dễ cháy nổ hoặc có các khu vực nguy hiểm (hazardous areas) Bảo vệ chống sét của nhà có chứa các vật liệu dễ cháy nổ và nhà có các khu vực nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại các Phụ lục D.4 và D.5 của TCVN 9888-3:2013.

    2.8.6 Nhà có ăng-ten

    Ăng-ten đặt trên mái nhà phải nằm trong vùng bảo vệ của LPS và phải được liên kết với LPS.

    2.8.7 Lắp dựng kết cấu

    Trong quá trình lắp dựng kết cấu, tất cả các mảng thép lớn và nhô lên phải được nối đất một cách có hiệu quả. Từ khi bắt đầu tiến hành lắp đặt LPS phải duy trì việc nối đất liên tục.


    Link download:
    http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=10499&folderId=29703&name=40014
  2. ChongsetDHK

    ChongsetDHK Member

    Thông tư số: 20 /2014/TT-BXD
    Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
    Về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng

    Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng”, mã số QCVN 12:2014/BXD.

    Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng”, mã số QCVN 12:2014/BXD.

    Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

    Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.



    KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

    (đã ký)


    Lê Quang Hùng



    http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=10499&folderId=29703&name=40015

Chia sẻ trang này