Phòng ngừa các vấn đề dinh dưỡng ở người già

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi nguoiduatin6578, 17/9/17.

  1. Dinh dưỡng tốt đóng vai trò rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh nhưng nhiều người lớn tuổi lại có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và các dấu hiệu của những vấn đề dinh dưỡng ở cao tuổi, cũng như các bước bạn có thể làm để đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho người thân yêu của mình khi họ bước vào tuổi già.

    Dinh dưỡng kém ở người già có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
    Hệ thống miễn dịch yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    Vết thương lâu lành
    Yếu cơ, có thể dẫn tới ngã và gãy xương
    Bên cạnh đó, dinh dưỡng kém có thể dẫn đến chán ăn làm cho sức khỏe người già càng trở nên suy yếu hơn.
    Dinh dưỡng kém bắt đầu như thế nào?
    Tình trạng dinh dưỡng kém thường là do ăn quá ít hoặc chế độ ăn không đủ dinh dưỡng. Và trên thực tế còn là do phối hợp các nguyên nhân về thể chất, tâm lí và xã hội:
    Sức khỏe suy giảm ở người già: ví dụ như chứng mất trí nhớ hay các vấn đề về răng miệng, dẫn đến khó khăn trong việc ăn hoặc làm giảm sự ngon miệng. Các yếu tố khác cũng giữ vai trò quan trọng như các bệnh mạn tính, sử dụng nhiều thuốc, khó nuốt hay kém hấp thu, giảm vị giác và khứu giác.
    Chế độ ăn bị giới hạn: Để kiểm soát một số bệnh, chế độ ăn của người cao tuổi có thể phải giới hạn muối, chất béo, đường hoặc protein... nên cũng có thể góp phần làm chế độ ăn không đầy đủ.
    Thu nhập hạn chế: đặc biệt là những người phải uống các thuốc đắt tiền.
    Giảm các mối quan hệ xã hội: nhiều người già khi phải ăn một mình sẽ không còn hứng thú với ăn uống như trước nữa.
    Trầm cảm: buồn rầu, cô đơn, sức khỏe yếu, ít vận động và các yếu tố khác có thể gây nên trầm cảm làm mất cảm giác ngon miệng.
    Nghiện rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
    Làm thế nào để phát hiện các vấn đề về dinh dưỡng ở người già
    Những dấu hiệu của tình trạng dinh dưỡng kém ở người cao tuổi thường khó phát hiện, đặc biệt là những người không có các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên phát hiện ra các vấn đề ở giai đoạn sớm có thể ngăn chặn các biến chứng phức tạp về sau.
    Có thể phát hiện sớm tình trạng dinh dưỡng kém ở gười caoo tuổi bằng các cách sau:
    Quan sát thói quen ăn uống: không chỉ những dịp đặc biệt mà bạn hãy thường xuyên dành thời gian để ăn ở nhà với những người thân yêu của mình. Nếu người thân của bạn sống một mình, hãy tìm ai đó mua thức ăn cho họ. Nếu họ đang ở bệnh viện hay phải nằm dài ngày ở các cơ sở y tế, hãy đến thăm họ vào các bữa ăn.

    Theo dõi sự giảm cân: bạn nên có cân ở nhà để theo dõi cân nặng. Bạn cũng có thể quan sát các dấu hiệu của việc giảm cân như là cảm giác mặc quẩn áo rộng ra.
    Cảnh giác với các dấu hiệu khác như vết thương lâu lành, dễ bị bầm tím hay những vấn đề về răng miệng.
    Tìm hiểu về những loại thuốc mà người thân của bạn đang sử dụng vì chúng có thể gây chán ăn, khó tiêu hay kém hấp thu.
    Bạn cần làm gì khi gặp các vấn đề về dinh dưỡng
    Thậm chí chỉ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn cũng có thể ảnh hường lớn đến sức khỏe của người cao tuổi.
    Đến gặp bác sĩ để họ có thể thay đổi những thuốc ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, dừng các chế độ ăn giới hạn cho đến khi người thân của bạn cải thiện trong việc ăn uống. Đến gặp nha sĩ để điều trị các vấn đề về nhai hoặc đau răng. Bạn cũng có thể đến gặp những chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

    Khuyến khích người thân của bạn ăn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như bánh quy, hoa quả tươi, rau sống, các loại trứng, sữa, phô mai…
    Làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn bằng cách thêm vào nước chanh, nước ép hoa quả, thảo mộc, gia vị vào bữa ăn của những người có chế độ ăn bị giới hạn hoặc có những vấn đề về vị giác và khứu giác.
    Bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ: một miếng trái cây hay phô mai, một thìa bơ đậu phộng hoặc một ly sinh tố hoa quả có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng.


    Xã hội hóa các bữa ăn của người già: thường xuyên mời họ tham gia các bữa ăn của gia đình bạn hoặc khuyến khích họ tham gia các chương trình để có thể ăn cùng nhiều người.


    Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện hàng ngày, cho dù chỉ là những động tác nhẹ nhàng cũng có thể kích thích ngon miệng đồng thời tăng cường sự chắc khỏe cho xương và cơ.

    Đọc thêm : ensure.com.vn/san-pham

Chia sẻ trang này