Những ưu điểm của bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng

Thảo luận trong 'Các đồ gia dụng khác' bắt đầu bởi baokhanh, 23/12/22.

  1. baokhanh

    baokhanh Member

    Đồ thờ gốm sứ men rạn đắp nổi mang tính phong thủy và chứa đựng nhiều giá trị tâm linh. Giữa vô vàn loại gốm, dưới đây là những lý do bạn nên dùng men rạn đắp nổi trên bàn thờ tự gia tiên.


    Nguồn gốc xuất xứ của men rạn đắp nổi

    Nhắc đến men rạn đắp nổi, người ta nhớ ngay đến các kỹ nghệ gốm sứ đỉnh cao của làng gốm Bát Tràng trứ danh. Men rạn là loại men đặc trưng, chỉ có tại duy nhất Bát Tràng, Gia Lâm Hà Nội.

    Các sản phẩm từ men rạn có đặc trưng là những đường rạn độc đáo. Chúng được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ khi co giãn giữa xương gốm và men.

    Dòng men cổ này xuất hiện từ khoảng thế kỉ 16. Công thức chế tác ra men rạn cổ chỉ được lưu truyền trong một số gia tộc và được kế thừa theo dòng họ.

    Kỹ thuật làm men rạn rất khó và yêu cầu người nghệ nhân có độ khéo léo và tỉ mỉ với gốm. Người thợ lò cần có kinh nghiệm để khống chế được men rạn để tạo ra được những hoa văn rạn tự nhiên như một mê cung ảo diệu.

    [​IMG]

    Men rạn là dòng men quý, trước thường được trưng bày trang trí tại những nơi sang trọng giàu có. Thế nhưng, đã có giai đoạn, chúng bị mai một và thất truyền trong một thời gian dài. Song, những năm đổi mới gần đây, nhờ có các bậc tiền nhân với kỹ nghệ gốm sứ tài hoa chỉ dạy, lớp nghệ nhân sau đã phục chế được dòng men quý này.

    Đặc điểm của đồ thờ men rạn đắp nổi
    Đặc trưng của các sản phẩm men rạn nói chung và bộ đồ thờ men rạn đắp nổi nói riêng chính là các vết rạn đa kích thước, hình dáng độc đáo màu xám tro trên nền men gốm.

    Các dáng rạn cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau như dạng thạch với hình dáng lớn, rạn đá, rạn chân chim, hay nhỏ hơn là rạn tăm, rạn hạt vừng…

    Về cấu tạo bộ đồ thờ men rạn đắp nổi, phần xương gốm rắn chắc được làm từ đất sét xanh kết hợp với bã lọc men. Bao trọn bên ngoài là lớp men dày, khoảng 0.2mm đến 0.4mm. Nhờ sự chênh lệch giữa nhiệt độ co giãn từ xương gốm và bề mặt men, người nghệ nhân đã tạo nên được lớp rạn độc đáo với nhiều hình dáng khác biệt.

    Về màu sắc, bộ đồ thờ men rạn đắp nổi thủ công Bát Tràng sẽ có lớp men rạn tự nhiên màu xám tro hoặc vàng nâu nhẹ nhàng. Nhìn tổng thể, chúng đem tới sự cổ kính và hoài cổ. Trước kia, màu rạn thường được chiết suất từ củ nâu. Ngày nay, nhiều dòng họ đánh bằng mực tàu hoặc thuốc tím.

    Những đường men rạn độc đáo đã biến sản phẩm trở nên khác biệt hẳn so với các loại gốm khác trên thị trường. Lựa chọn bộ đồ thờ men rạn đắp nổi trên ban thờ tựa như sự hiếu kính, lòng biết ơn của cháu con với bậc gia tiên đã khuất.




    Xem thêm: https://gomsubaokhanh.vn/nhung-ly-do-nen-dung-do-tho-men-ran-dap-noi-bat-trang.html

Chia sẻ trang này