luật sư bào chữa

Thảo luận trong 'Các đồ gia dụng khác' bắt đầu bởi th0036, 5/4/18.

  1. th0036

    th0036 Member

    Oan, sai và tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm…mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người. Sự tham gia của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên

    Bào chữa là Việc dùng lí lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

    Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối hoặc yêu cầu thay đổi luật sư hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật - Luật sư tư vấn doanh nghiệp tại Hà Nội

    Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:
    1. Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
    2. Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
    3. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
    4. Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
    5. Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
    6. Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
    7. Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
    8. Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
    9. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
    10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

    tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp

    Là một trong những hãng luật có dịch vụ tư vấn toàn diện hàng đầu tại Việt Nam – có trụ sở chính tại Hà Nội và văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Luật ATS- tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp – luôn nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp với tiêu chuẩn cao và được đánh giá là một trong các công ty tư vấn pháp luật hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh, hòa giải và tranh tụng.

Chia sẻ trang này