Lần đầu 16 bảo vật quốc gia được trưng bày (P2)

Thảo luận trong 'Nhạc - Nhạc cụ' bắt đầu bởi thutkv, 7/2/17.

  1. thutkv

    thutkv Member

    9. Bình vẽ thiên nga

    Bình vẽ thiên nga có từ thời Lê sơ (TK 15), bình cổ này có kích thước lớn và nguyên vẹn nhất trong bộ sưu tập hiện vật từ tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Bình dáng cao, vai phình ra, thân thuôn nhỏ. Nét đặc sắc của bình là thân bình vẽ phong cảnh với 4 con thiên nga theo tích Phi, Minh, Túc, Thực: một con đang nghển cổ kêu, một con đang dang cánh bay, một con đang rúc đầu vào cánh ngủ, con còn lại thì đang kiếm ăn; thể hiện ước nguyện được thăng tiến, tiền đồ xán lạn, giàu có, no đủ. Thời kỳ Lê sơ là giai đoạn phát triển huy hoàng của nghệ thuật gốm sứ cổ Việt Nam.

    10. Chiếc thống gốm hoa nâu

    Chiếc thống gốm hoa nâu là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo nhất trong số các đồ gốm hoa nâu thời Trần được phát hiện, có kích thước lớn, men phủ đều. Chiếc thống được cho là của hoàng tộc triều Trần, được phát hiện ra khi đào giếng tại khu đền Trần, thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng (TP Nam Định) vào năm 1972.

    11. Bia điện Nam Giao

    Một trong các di vật có giá trị nhất còn sót lại của Đàn Nam Giao là Bia điện Nam Giao. Tấm bia phản ảnh rõ ý nghĩa lịch sử của điện Nam Giao và lễ tế Nam Giao ở kinh thành Thăng Long, nghi lễ lớn nhất của những triều Lý-Trần-Lê, để tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Bia điện Nam Giao có niên đại từ thời Lê Trung Hưng, năm Vĩnh Trị thứ 4 (1679).

    12. Trống đồng Cảnh Thịnh
    [​IMG]
    Được đúc vào năm 1800 thời Tây Sơn, là hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng của Việt Nam. Hoa văn trang trí chính được đúc nổi, lấy đề tài tứ linh mang ý nghĩa biểu trưng cho đất nước thái bình thịnh trị, xã hội an lạc. Giá trị đặc biệt khác của trống Cảnh Thịnh chính là phần tư liệu. Trên trống đồng có khắc bài minh văn dài 222 chữ về lý do, mục đích đúc trống, kể về người trong xã là bà Nguyễn Thị Lộc, vợ của Tổng Thái giám Giao quận công năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (1736) đã tập phúc góp công dựng chùa Linh Ứng.

    13. Ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo

    Do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cho đúc rồi làm quốc bảo năm 1709. Thời vua Gia Long lên ngôi, bảo ấn được lựa chọn là báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn.

    14. Chiếc ấn vàng Sắc mệnh chi bảo

    Ấn nặng 8.3 kg, đúc vào năm 1827 thời vua Minh Mệnh, có núm hình rồng cuốn, mặt ấn có đúc nổi 4 chữ triện Sắc mệnh chi bảo. Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực của nhà Nguyễn, có giá trị lớn trong bộ sưu tập kim bảo triều Nguyễn.

    15. Tập thơ Nhật ký trong tù

    Bao gồm 133 bài thơ chữ Hán do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc), năm 1942-1943.

    16. Đường Kách mệnh

    Là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào các năm 1925-1927, do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành bí mật rồi chuyển về nước. Đường Kách mệnh được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối của cách mạng Việt Nam.

    Buổi bày 16 bảo vật quốc gia này được kéo dài đến tháng 5/2017.

Chia sẻ trang này