Kiến thức về kính hiển vi soi nổi

Thảo luận trong 'Các đồ gia dụng khác' bắt đầu bởi kythuatthietbi, 15/12/23.

  1. kythuatthietbi

    kythuatthietbi New Member

    Kính hiển vi soi nổi là thiết bị thường gặp trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Vậy kính hiển vi soi nổi là gì? Cấu tạo kính hiển vi soi nổi như thế nào? Nguyên lý làm việc của dụng cụ này ra sao? Hãy cùng Kỹ thuật thiết bị tìm hiểu ngay nhé!
    Kính hiển vi soi nổi là gì?
    Kính hiển vi soi nổi là gì? Kính hiển vi soi nổi có tên tiếng anh là Stereo Microscope. Đây là một loại kính hiển vi quang học có độ phóng đại tầm trung, đạt từ 7 – 50 lần. Thiết bị hỗ trợ quan sát hình ảnh 3 chiều của mẫu vật.

    [​IMG]
    Hình ảnh của kính hiển vi soi nổi

    Kính hiển vi soi nổi có hệ thống thấu kính và thị kính riêng biệt cho từng vị trí trên mắt. (Thông thường thiết bị có 2 mắt kính). Từ đó giúp người dùng quan sát mẫu vật với chất lượng hình ảnh cao nhất. Thiết bị được ứng dụng trong các công việc kiểm tra, sửa chữa, sản xuất trong lĩnh vực điện tử hoặc dùng trong nghiên cứu, thí nghiệm,…

    Cấu tạo kính hiển vi soi nổi
    Kính hiển vi soi nổi là thiết bị quan sát cơ bản. Thiết bị chuyên dùng cho các công việc kiểm tra, sửa chữa nên cấu tạo có tính linh hoạt. Nhằm phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của người dùng.

    Cấu tạo kính hiển vi soi nổi
    Cấu tạo kính hiển vi soi nổi gồm có những bộ phận chính sau:

    [​IMG]
    Cấu tạo kính hiển vi soi nổi

    • Thị kính (eyepieces): Thị kính là nơi nhìn vào để quan sát mẫu vật. Thị kính thường có độ phóng đại 10x. Với dòng sản phẩm cao cấp, bộ phận này có thể nâng cấp lên độ phóng đại cao lên tới 16x, 25x.
    • Núm zoom (zoom knob): Nút zoom có tác dụng điều chỉnh độ phóng đại của vật mẫu.
    • Vật kính (objective lense): Vật kính có công dụng phóng đại ảnh của vật mẫu.
    • Núm điều chỉnh tiêu cự (focus knob): Bộ phận này giúp người dùng điều chỉnh tiêu cự, từ đó có được ảnh sắc nét khi quan sát vật mẫu. Kính hiển vi soi nổi thường chỉ có 1 núm điều chỉnh tiêu cự chung. Với dòng thiết bị cao cấp hơn có thể có núm điều chỉnh thô và tinh riêng biệt.
    • Nguồn sáng: kính hiển vi soi nổi thường sử dụng nguồn sáng phản xạ (reflected light) và một số sử dụng nguồn sáng truyền qua (transmitted light) hoặc kết hợp cả hai.
    Lưu ý: Tùy vào mục đích sử dụng mà kính hiển vi soi nổi có cấu tạo dạng 2 mắt hoặc 3 mắt. Trong đó, dạng 3 mắt là loại kính hiển vi có khả năng kết nối với camera thông qua mắt kính thứ 3.

    [​IMG]
    Một số loại kính hiển vi soi nổi phổ biến hiện nay

    Thiết kế kính hiển vi soi nổi
    Ngoài cấu tạo kính hiển vi soi nổi, bạn có thể tham khảo thêm các loại thiết kế của sản phẩm này. Kính hiển vi soi nổi có 2 loại thiết kế chính: Greenough (bên trái) và CMO (bên phải).

    • Thiết kế Greenough: Đây là dạng thiết kế lâu đời. Cấu tạo đường truyền quang bao gồm 2 vật kính riêng biệt xiên góc với nhau, từ đó tạo ra hiệu ứng 3 chiều. Kiểu thiết kế Greenough cho hình ảnh 3D rõ nét và khoảng cách làm việc lớn. Giá sản phẩm rẻ hơn dòng kính hiển vi soi nổi thiết kế CMO.
    • Thiết kế CMO: được thiết kế với 1 vật kính chung duy nhất. Hai đường truyền sáng từ vật kính tới thị kính song song với nhau. Người dùng có thể nâng cấp thêm các bộ phận quang học vào đường truyền quang như các phin lọc huỳnh quang. Kiểu thiết kế CMO có khả năng nâng cấp cao, độ phân giải cao do khẩu độ lớn. Nhưng khoảng cách làm việc thấp hơn loại Greenough. Giá của kính soi nổi thiết kế CMO cao hơn loại thiết kế Greenough.
    Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi soi nổi
    Sau khi nắm được kính hiển vi soi nổi là gì và cấu tạo của kính, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên lý của kính nhé! Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi soi nổi dựa vào nguyên lý tạo ảnh 3 chiều:

    [​IMG]
    Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi soi nổi

    Một vật thể trong không gian được nhìn bằng hai mắt thông qua 2 đường truyền ánh sáng độc lập với hai góc nhìn khác nhau. Vì vậy, hình ảnh của vật thể trên võng mạc của hai mắt sẽ khác nhau. Hai nhận thức trực quan của mắt trái và mắt phải được não kết hợp thành một bức tranh duy nhất. Kết quả tạo nên ảnh 3D của vật.

    Dễ hiểu hơn, kính hiển vi soi nổi hoạt động bằng cách dùng hai đường ánh sáng riêng biệt thay vì chỉ một. Hai mục tiêu và hai thị kính cung cấp cho mắt những góc nhìn khác nhau. Thực tế, mắt trái và mắt phải đang nhìn thấy cùng một vật thể nhưng theo góc khác nhau. Hai góc nhìn này tạo ra một hình ảnh ba chiều. Tính năng này giúp kiểm tra bề mặt vật liệu rắn chính xác nhất.

    Ngoài ra, ánh sáng của kính hiển vi soi nổi cũng khác với các loại kính hiển vi khác. Thiết bị sử dụng cơ chế phản xạ hoặc episcopic, chiếu sáng để làm sáng lên các mẫu vật. Tức là kính sử dụng ánh sáng tự nhiên được phản xạ từ vật thể. Do đó, kính soi nổi cho hiệu quả cao khi xử lý các mẫu dày như kim loại hoặc có màu sắc mờ.

    [​IMG]
    Những ứng dụng phổ biến của kính hiển vi soi nổi

    Ứng dụng của kính hiển vi soi nổi
    Kính hiển vi soi nổi là thiết bị quan sát có tính ứng dụng cao. Sản phẩm được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Bao gồm: y tế, sinh học, công nghiệp sản xuất,… Cụ thể:

    • Trong y học: Thiết bị hỗ trợ các cuộc phẫu thuật trong bệnh viện. Hoặc được dùng để nghiên cứu điều trị các ca bệnh,…
    • Trong sinh học: Kính hiển vi soi nổi hỗ trợ việc nghiên cứu các loại động vật, thực vật, côn trùng,…
    • Trong khảo cổ học: Thiết bị hỗ trợ quá trình tìm kiếm, nghiên cứu các mẫu hóa thạch,…
    • Trong công nghiệp sản xuất: Dụng cụ được dùng trong công đoạn kiểm tra, phân tích lỗi sản phẩm. Hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất, lắp ráp bản bản mạch, chế tạo đồng hồ,…
    • Trong khoa học hình sự: Kính soi nổi giúp giám định các dấu vết, tài liệu, đồ vật,… hỗ trợ quá trình điều tra, phá án.
    Bài viết đã giúp bạn biết kính hiển vi soi nổi là gì, cấu tạo và nguyên lý làm việc của kính soi nổi. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng kính hiển vi soi nổi chất lượng, uy tín, vui lòng liên hệ tới Hotline 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập website Thbvietnam.com để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
    Tham khảo bài viết tại: https://kythuatthietbi.com/kinh-hien-vi-soi-noi-la-gi-cau-tao-nguyen-ly-lam-viec-va-ung-dung/

Chia sẻ trang này