KỶ LUẬT TỰ GIÁC TRONG MONTESSORI

Thảo luận trong 'Thông tin doanh nghiệp' bắt đầu bởi Le Duc Anh, 30/11/16.

?

toilaai

  1. toilacodoc

    0 vote(s)
    0.0%
  2. toilasingle

    0 vote(s)
    0.0%
  1. Le Duc Anh

    Le Duc Anh Member

    Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Casa Hanoi phối hợp với Oreka Montessori tổ chức hội thảo KỶ LUẬT TỰ GIÁC TRONG MONTESSORI dành cho các phụ huynh đang có con nhỏ trong độ tuổi từ 0-6.

    Hội thảo đã diễn ra trong không khí sôi nổi với phần chia sẻ của cô giáo Lê Mai Huơng (AMI Montessori 3-6) – hiện đang là chủ truờng Casa Hanoi và đông đảo phụ huynh, các thầy cô giáo mầm non và cả các chủ truờng đến từ Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng về việc làm sao để giúp trẻ có kỷ luật tự giác trong gia đình.

    [​IMG]Phụ huynh đăng ký với BTC đầu giờ

    Bà Maria Montessori đã từng nói “Chỉ khi làm chủ được bản thân và tuân thủ một số nguyên tắc trong cuộc sống, trẻ em mới có thể làm chủ được hành vi của mình, khi đó chúng mới được coi là đã tuân thủ kỷ luật”.

    Kỷ luật có tính linh hoạt, không dễ để hiểu và cũng không dễ để áp dụng. Nhưng nó chứa đựng một nguyên tắc giáo dục vĩ đại, một nguyên tắc khác với nguyên tắc “không cho phép làm” của hình thức giáo dục cũ luôn tuyệt đối hóa và thiếu tính độc lập.

    Tại hội thảo, cô Lê Mai Hương đã nêu ra một số hành vi thường gặp của trẻ mà rất nhiều Phụ huynh đang đau đầu không biết xử lý thế nào với con mình như: ăn vạ, đánh tất cả mọi người, lấy đồ của người khác, chơi xong không cất dọn đồ, gào thét, không tự ăn tự ngủ được, ném đồ khi không hài lòng.

    [​IMG]Cô Lê Mai Hương (AMI 3-6) hiện đang là chủ trường Casa Hanoi tại buổi chia sẻ

    Và cô đã đưa ra những lý giải về các yếu tố ảnh hưởng lên những hành vi này của con, đó là: Văn hóa, môi trường xung quanh, nội quy gia đình, kiến thức của bố mẹ về sự phát triển của trẻ và tính cá nhân hóa của trẻ. Ví dụ về văn hóa, theo cô Hương nhiều bậc phụ huynh hiện đang không dành đủ thời gian cho con hoặc để con được nuôi dậy bởi người giúp việc, điều này sẽ ảnh hưởng lên tính cách của con trong giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi em bé đó là giai đoạn từ 0-6 tuổi, tính cách của trẻ ở giai đoạn này sẽ được phản ánh lại chính xác ở giai đoạn từ 12-18 tuổi. Vì vậy các bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để định hình tính cách bản thân giai đoạn này nếu không sẽ là quá muộn khi con phát triển ở giai đoạn dậy thì và bố mẹ sẽ hoàn toàn không hiểu được con mình muốn gì nghĩ gì lúc đó. Việc môi trường sống gồm 2 hoặc 3, 4 thế hệ sống chung và không có sự nhất quán trong việc nuôi dạy trẻ cũng tác động rất lớn đến tính kỷ luật của trẻ trong gia đình ngoài ra đôi khi có thể chính ngôi nhà của mình cũng làm trẻ cảm thấy không thân thiện và khó để thực hiện những sự tự giác ví dụ: bố mẹ đã cho trẻ phòng riêng nhưng lại thường xuyên vào phòng trẻ, sử dụng các đồ đạc trong đó mà không hỏi ý kiến của trẻ sẽ tạo cho trẻ tính cách tùy tiện trong việc sử dụng các đồ cá nhân của người khác…

    [​IMG]Hội trường của hội thảo chật kín chỗ

    Theo cô Lê Mai Hương, mỗi gia đình đều có văn hóa khác nhau nhưng các thành viên nên ngồi lại với nhau để đưa ra nội quy chung của gia đình và các thành viên đều phải tuân theo những nội quy đó, những nội quy này có thể thay đổi theo tháng và không nên đặt ra quá 10 nội quy để trẻ có thể nhớ được và làm theo, không có nội quy thì trẻ sẽ không biết đâu là biên giới. Phụ huynh và con cái nên ngồi họp với nhau hàng tháng để đưa ra nội quy cũng như lịch sinh hoạt một ngày, vai trò và nghĩa vụ của mọi người trong gia đình và dán vào các vị trí dễ nhìn như cửa tủ lạnh…để trẻ tuân theo một cách tự giác. Để làm được điều này bố mẹ cũng cần làm gương tuân theo cùng trẻ.

    [​IMG]Các sơ cũng tham dự hội thảo để lắng nghe về các bí quyết dạy trẻ thực hiện kỷ luật tự giác theo Montessori

    Tại hội thảo, cô Lê Mai Hương đã đúc kết ra những bí quyết trong gần 10 năm làm việc với trẻ theo phương pháp Montessori tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài, đó là:

    • TRẺ KHÔNG BAO GIỜ SAI CHỈ LÀ MÌNH KHÔNG HIỂU
    • THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI CON
    • LÀM ĐÚNG VAI TRÒ CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BẠN BÈ
    • TRAO TỰ DO VỪA KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT
    • ĐƯA RA YÊU CẦU PHÙ HỢP ĐỘ TUỔI
    • TRẺ TỰ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
    Ví dụ với việc thiết lập mối quan hệ hai chiều với con, bố mẹ có thể đưa ra những quyền lợi đi cùng trách nhiệm chẳng hạn như nếu con muốn ăn quả nhãn hoặc uống hộp sữa thì còn phải tự bóc giấy gói và vứt vỏ hộp sau khi ăn xong…; trao cho con sự tự do nhưng phải trong khuôn khổ kỷ luật ví dụ con có thể chọn mặc chiếc áo màu hồng hay màu trắng trước mỗi buổi sáng đi học nhưng con chỉ có 10 phút để chuẩn bị trang phục; một yếu tố quan trọng nữa là cần giao việc nhà cho con tùy theo độ tuổi của con, không nên dễ quá hoặc khó quá. Một ví dụ khác trong việc thể hiện làm đúng vai trò chứ không phải là bạn bè, theo cô Lê Mai Hương, bố mẹ không nên quá chiều hoặc quá nghiêm khắc với con, con không phải là vua mà thích làm gì thì làm; bố mẹ không phải là bạn mà ngang hàng với con và nhiệm vụ của bố mẹ là chỉ rõ đúng sai, phải trái và thiết lập ra các biên giới rõ ràng tùy theo từng trẻ.

    [​IMG]Cô Lê Mai Hương đang đưa ra các tình huống thực tế tại Casa Hanoi và cách giải quyết

    Một ví dụ khác trong việc Trẻ tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm như bố mẹ phả quán triệt với con nếu đang giờ ăn của gia đình mà con đứng dậy ra khỏi bàn để đi chơi hoặc xem ti vi thì con sẽ phải dừng bữa ăn của mình ở đó; có nhiều trẻ đang bữa ăn chính lại đòi ăn tráng miệng như: “con không ăn rau đâu, con ăn kem cơ”, bố mẹ cần nghiêm khắc và đưa ra các quy định rõ ràng cho con tuân theo như: nếu con không ăn hết bữa, con sẽ không được ăn món tráng miệng.

    [​IMG]Phụ huynh đưa ra các tình huống của con mình nhờ cô Hương giải đáp

    Kết thúc phần trình bày của mình là phần giao lưu hỏi đáp của các bậc phụ huynh với cô Lê Mai Hương, đã có rất nhiều các phụ huynh nêu ra các tình huống đang khiến mình “bất lực” với con và nhờ cô Hương giải đáp. Các phụ huynh khác cũng có cơ hội chia sẻ những cách dạy con của mình hiệu quả ở nhà cho mọi người cùng học hỏi.

    Hội thảo Montessori số 4 do Casa Hanoi phối hợp cùng Oreka Montessori tổ chức đã thu hút sự chú ý và tham dự đông đảo của các bậc phụ huynh và kết thúc hội thảo, hầu hết các phụ huynh đều đề xuất hai đơn vị sẽ tổ chức định kỳ các hội thảo về Montessori để phổ cập giáo dục, kiến thức và kỹ năng nuôi dậy trẻ cho con cái. Sau hội thảo, các phụ huynh đã có cơ hội tham quan showroom của Oreka Montessori với các đồ dùng học tập theo phương pháp Montessori cho trẻ từ 0-6 và tham quan môi trường học tập tại Casa Hanoi bên Bán Đảo Linh Đàm.

    [​IMG]Một phụ huynh cho con tham dự buổi hội thảo đã đưa con vào thăm quan showroom của Oreka với nhiều đồ dùng học tập theo Montessori cho các bé

    Các phụ huynh khác chưa có cơ hội tham gia hội thảo số 4 lần này, có thể email về địa chỉ: orekamontessori@gmail.com để đề xuất Casa Hanoi và Oreka tổ chức hội thảo theo các chủ đề mà mình đang quan tâm nhất.
  2. cuongdory1912

    cuongdory1912 Member

Chia sẻ trang này