Game chơi mà học

Thảo luận trong 'Bàn ghế giường tủ' bắt đầu bởi Dichvudangtinthucong, 26/7/15.

  1. Dĩ nhiên học online là kết nối đến với môi trường internet, và internet từ lâu đã trở thành một phương tiện phổ biến với mọi người nhờ những lợi ích của nó mang lại.

    Bên cạnh những lợi thế về thời gian và chi phí (học và tìm kiếm kiến thức trên mạng gần như không tốn chi phí trường lớp, hơn nữa là người học có thể học bất cứ lúc nào), việc học online luôn đòi hỏi tinh thần tự giác rất cao và đặc biệt là sự kiên trì.

    Sẽ không còn phương thức: “Thầy đọc – trò chép”, bởi người học phải tự tìm kiếm cái mình muốn học, những phương thức giảng dạy gây nhàm chán lập tức sẽ bị loại bỏ bởi chính người học.
    [​IMG]
    Nhưng mặt trái của sự phong phú đó là sự thiếu chọn lọc trong nội dung, do tính chất chia sẻ trên internet là miễn phí nên thường sẽ không có một hệ thống đào tạo xuyên suốt từ nhỏ đến lớn, cũng như thiếu hoàn toàn hệ thống đáng giá kết qủa, theo dõi quá trình học.

    Nhiều người Việt Nam vẫn thường trăn trở với nền giáo dục cũ, sau đây là một số suy nghĩ nhận xét riêng cá nhân về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

    Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo những con người hữu ích cho xã hội, phải có kiến thức kỹ năng sáng tạo phù hợp với kỷ nguyên phát triển hội nhập, nhưng đồng thời cũng phải có ý thức dân tộc phục vụ cống hiến cho xã hội và phải có sức khoẻ để lao động. Cả ba yêu cầu đào tạo này là một quá trình công phu lâu dài từ một đứa trẻ mới sinh cho đến tuổi trưởng thành. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang mang căn bệnh nan giải có nguy cơ đe dọa cả tương lai của dân tộc. Đây là căn bệnh chạy theo thành tích ảo, chạy theo bằng cấp, chỉ lo đào tạo cái thầy biết hoặc trường muốn dạy chứ không đào tạo cái xã hội cần.

    Khái niệm thành tích vốn dĩ có một ý nghĩa tích cực. Thành tích là kết quả tốt đẹp do một cá nhân hay tập thể làm ra, được mọi người công nhận và đánh giá cao. Nhưng chạy theo thành tích, bất chấp thủ đoạn, bỏ qua thực chất thì lại là một căn bệnh, một tệ nạn cực kì nguy hiểm. Đáng tiếc là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người mắc căn bệnh này.

    “Bệnh thành tích” bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân sâu xa của nó chính là thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Thói thường Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại, nhưng trong xã hội, không ít người thực sự chẳng có gì tốt đẹp mà lại thích bịa đặt ra cái hay cái đẹp… để tự dối mình, lừa người. Rồi cấp dưới muốn được khen thưởng, được thăng chức thì phải nghĩ cách lừa dối cấp trên bằng những “thành tích” chỉ có trong tưởng tượng.

    “Bệnh thành tích” thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại giấu dốt, không dám nhìn thẳng vào chính mình. Họ buộc phải tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”.

    Theo quy luật, xã hội càng phát triển thì “bệnh thành tích” lây lan càng nhanh, càng rộng. Một phần do nền kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền đã chi phối, thao túng quá sâu vào các mối quan hệ xã hội. Một sự thật đáng buồn hiện nay trong ngành giáo dục nước ta là nạn mua điểm, mua bằng cấp, “giáo sư giả”, “tiến sĩ giấy” khá nhiều. Người ta dễ bị lóa mắt trước hình thức bóng bẩy bên ngoài mà không đi sâu vào bản chất của hiện tượng, sự vật và sự việc.

    Giáo dục đào tạo là sự nghiệp “Trồng người mất trăm năm” như Bác Hồ đã nói. Nếu học sinh không được đào tạo trong suốt quá trình từ nhà trẻ đến cấp cao hơn để có kỹ năng cần thiết và ý thức cống hiến và có sức khoẻ thì khi ra trường chỉ có tấm bằng cầm tay “biết chữ mà không biết làm” và làm những việc hoàn toàn không liên quan đến những gì mình đầu tư học tập.

    Chính vì thế để thay đổi xu hướng hiện nay, thì học tập trực tuyến được nhiều sự ủng hộ từ các bạn trẻ, kể cả nhân viên văn phòng, hay người lớn tuổi. Ở Việt Nam hiện nay thì chương trình học trực tuyến (học online) chủ yếu ứng dụng trong đào tạo ngoại ngữ. Mà vẫn chưa có chương trình học trực tuyến nào mà có thể tương tác với người học 1 cách chi tiết về các bài học dạy trẻ cách sống tư duy logic, mà đa số các bài học chỉ dạy theo chương trình học tại trường hiện nay. Điều đó cũng chưa thực sự tạo được ham học cho người đang theo học.

    Để cập nhật với xu hướng hiện nay thì đã rất nhiều công ty cho ra đời các bài học trực tuyến, nghe giáo viên giảng bài qua video, chat voice, giao lưu với các học viên. Với cách học này thì học viên đã tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể. Ngoài ra, người học có thể tự điều chỉnh và chọn lựa cách học nhanh hay chậm. Đây là lợi ích không thể có ở cách học truyền thống bởi học viên có thể nghe và tìm hiểu nhiều lần những kiến thức mình chưa hiểu thay vì chỉ được nghe giảng dạy một lần trong các buổi học truyền thống. Muốn có được môi trường học tập đúng nghĩa, thay đổi cách học truyền thống thì hiện nay việc đó không còn khó khăn nữa.
    [​IMG]
    Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều các trang học trực tuyến với nhiều ưu điểm nổi trội và đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của mọi người. Trang web www.LFL.vn là một ví dụ điển hình.

    LFL được biết đến như 1 luồng gió mới đưa các bé học sinh tiểu học đến với các bài học không chỉ là học mà còn giúp cho các bé có được những bài học về cách sống, tư duy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

    Điều này khẳng định 1 lần nữa LFL không chỉ mang kiến thức cho các bé mà LFL luôn hướng đến sự nghiệp trồng người trăm năm như Bác Hồ đã nói “Tiên học Lễ - Hậu học Văn”.

    Nhân cách con người luôn là yếu tố quyết định mọi sự thành công, chính vì thế LFL đã làm nên những bài học bổ ích và đầy tính giáo dục dành cho các bé.

    Game chơi mà học Học qua trò chơi Bài học tương tác

Chia sẻ trang này