Cửa hàng côn nhị khúc Trần Long tại tphcm

Thảo luận trong 'Việc làm kỹ sư' bắt đầu bởi Sansick03, 10/2/17.

  1. Sansick03

    Sansick03 New Member

    Thời điểm trước năm 2012, theo pháp lệnh số 16/2011UBTVQH12 thì côn nhị khúc là vũ khí thô sơ, bị cấm tàng trữ, vận chuyển và sử dụng. Nên người chơi côn nhị khúc không hoạt động công khai mà thường hoạt động với hình thức dạy kín hoặc tự tập luyện thông qua các clip hướng dẫn trên internet. Thời điểm này số lượng người chơi côn ít nên hệ thống đòn thế chưa thật sự đa dạng. Từ ngày 1/1/2012, pháp lệnh số 16/2011UBTVQH12 được sửa đổi, ban hành và có hiệu lực. Trong đó, danh sách vũ khí thô sơ đã loại bỏ "côn", điều đó đồng nghĩa với các loại côn như trường côn, đoản côn, côn nhị khúc, côn tam khúc đã được hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng một cách công khai. Từ đây, các CLB Côn Nhị Khúc tự phát hoặc có đăng ký bắt đầu hình thành và phát triển, bên cạnh đó những người chơi côn nhị khúc tự do cũng bắt đầu tập luyện công khai, tạo nên một trào lưu côn nhị khúc mạnh mẽ chưa từng có ở Việt Nam. Với sự tìm tòi, ham học hỏi cùng với sự sáng tạo vô bờ bến của người chơi côn nhị khúc, hệ thống chiêu thức côn nhị khúc đã phát triển đến mức không ai dám nhận mình đã biết hết các kĩ thuật côn nhị khúc. Cùng với hệ thống chiêu thức đa dạng, người chơi côn nhị khúc cũng đã phát triển những động tác hình thể để những đòn đánh ngày càng đẹp mắt.

    Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25–35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3 cm.

    Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.

    Tập luyện

    Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1–2 cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị "phản tác dụng" khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. Khổ luyện là một vấn đề, nhưng mà luyện tập cho thân thể mình phản ứng nhanh nhạy, người và côn phải hoà hợp như một. Phải cảm nhận được sự chuyển động của không khí khi côn đánh vào mục tiêu.

    Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan (quay) côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.

    Phân loại kỹ thuật côn nhị khúc[sửa sửa mã nguồn]

    Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:


    • Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha....
    • Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
      • Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
      • Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,...) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
      Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiển côn nhị khúc bằng cổ tay, loan hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.
      • Nguyên tắc Nhất thể: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
      • Nguyên tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi - vì phải trương cơ liên tục).
        • Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
        • Nguyên tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc "nhất thể", nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
        Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực, sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu.

Chia sẻ trang này