Cốc đong thủy tinh DURAN và cách bảo quản dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Thảo luận trong 'Nội thất' bắt đầu bởi namct, 18/2/17.

  1. namct

    namct Member

    Cốc đong thủy tinh Duran được thiết kế có độ dày thành bình đồng nhất phù hợp cho các ứng dụng có nhiệt độ cao và có thể chịu lực tốt.Trênmỗi bình có thang chia vạch rõ ràng và thông tin của bình và nhà sản xuất được tráng men trắng với độ bền cao.Các sản phẩm thủy tinh của Schott Duran được kiểm tra chất lượng kỹ càng theo các tiêu chuẩn thế giới.

    Đặc điểm

    Cốc đong thủy tinh DURAN có vạch chia rõ ràng gồm 2 loại : cốc đong thủy tinh có mỏ , và cốc đong thủy tinh không mỏ.
    Sản xuất với độ dày thành bình đồng đều nên cốc thủy tinh của Duran có thể dùng trong các ứng dụng có nhiệt độ cao.
    Được thiết kế dạng có mỏ giúp người dùng có thể rót dung dịch một cách dễ dàng theo ý muốn.
    Trên thành cốc có thang chia vạch rõ ràng với thể tích được kiểm tra các tiêu chuẩn chính xác về thể tích và trọng lượng của thế giới.

    Tiêu chuẩn đối với cốc thủy tinh Duran

    Tiêu chuẩn ISO 3819Tiêu chuẩn DIN 12331Tiêu chuẩn USPClass ARetrace code

    Iso 3819 : tiêu chuẩn Iso đối với cốc đong thủy tinh và cốc đong thủy tinh có mỏ
    DIN 12331 : tiêu chuẩn do tổ chức DIN của Đức đánh giá dành cho cốc đong thủy tinh.
    USP standard : là chứng nhận cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn về thể tích trọng lượng do Mỹ đề ra.
    A/121oC : là khuyến cáo về nhiệt độ sử dụng trong nồi hấp ở 121 độ C và áp suất là 2 bar, độ chính xác của cốc thuộc class A(chính xác cao).
    Retrace code : đối với các sản phẩm có thể tra cứu được nguồn gốc.

    Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm

    1. DỤNG CỤ THỦY TINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH Y HỌC

    1.1. Khái niệm

    Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thường bằng thủy tinh borosilicat, thạch anh nấu chảy hoặc oxyd sillic nấu chảy khác do tính bền vững hoá học cao hơn và hệ số giãn nở của loại thủy tinh này thấp.

    1.2. Yêu cầu đối với dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm

    - Chịu hóa chất: là thủy tinh trung tính, chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF là dung dịch acid có độ ăn mòn cao nhất thậm chí tại nồng độ thấp).

    - Tính chất nhiệt: chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt.

    - Ngoài ra dụng cụ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm cần phải sạch về mặt hoá học (không dính các chất hữu cơ hoặc vô cơ) và sạch về mặt vi sinh vật học (không chứa bất kỳ tế bào vi sinh vật hay bào tử của chúng). Do vậy, trước khi sử dụng thì cần được rửa sạch và khử trùng.

    1.3. Một số dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm vi sinh y học

    Bao gồm các chai chuyên dụng, bình tam giác, bình cầu, các loại ống đong, cốc đong, phễu, ống nghiệm, pipet, burét, đĩa petri, bô can, que cấy…

    Bình tam giác, bình cầu:

    Thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng môi trường, dung dịch, nuôi cấy vi sinh vật, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ...

    Bình tam giác, bình cầu thường có thể tích từ 50ml đến 10 lít tùy theo dung dịch chứa để chọn loại bình thích hợp.


    Ống đong, cốc đong:

    Có vạch chia thể tích dùng để đong những khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.

    Khi đong, nên chọn ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đong để có độ chính xác cao hơn. Ví dụ: đong 45 ml dùng ống đong loại 50 ml, đong 850 dùng ống đong 1000 ml.

    Để tránh sai lầm trong lúc đọc mức đong, phải đặt ống đong trên một mặt phẳng và tầm mắt ngang tầm với bề mặt chất lỏng.


    Pipet:

    Dùng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Có rất nhiều loại pipet thủy tinh khác nhau như pipet Pasteur, pipet có chia vạch thông thường... được thiết kế cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Hiện nay trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh đều nghiêm cấm việc hút pipet bằng mồm, thay vì thế người ta dùng quả boa bằng cao su, quả bóp hút an toàn 3 van, hoặc dùng pipet hút tự động (pipet aid).



    Quả bóp ba van

    Đĩa petri:
    Chủ yếu dùng để nuôi cấy, phân lập các chủng vi sinh vật hoặc làm các test chẩn đoán, kháng sinh đồ khoanh giấy, các thử nghiệm tính cạnh tranh giữa các chủng vi sinh,... trên môi trường thạch dinh dưỡng, mà qua đó ta có thể quan sát được hình thái, tính chất khuẩn lạc của quần thể vi sinh vật.


    Ống nghiệm:

    Dùng để chứa đựng dung dịch với dung tích nhỏ, nuôi cấy VSV trên môi trường lỏng hoặc môi trường thạch, thử các tính chất sinh vật hoá học....




    Burét:

    Chủ yếu dùng trong các thí nghiệm chuẩn độ để xác định nồng độ các chất. Khi dùng cần lưu ý khoá của burét nên bôi vaselin để không bị rít, tuyệt đối không để có bọt khí khi chuẩn độ (nếu có nên mở khoá cho dung dịch chảy xuống một cốc đặt ở dưới). Nên cầm khoá burét bằng tay trái còn tay phải cầm bình để lắc lúc chuẩn độ. Khi đọc thể tích dung dịch thì mắt phải nhìn thẳng và burét phải được kẹp thẳng trên giá để tránh sai số.

    Nguồn : innotec việt nam

Chia sẻ trang này