Cách viết CV, thư xin việc và hướng dẫn cho người thất nghiệp

Thảo luận trong 'Kỹ năng' bắt đầu bởi Phamhoa218, 22/10/18.

  1. Phamhoa218

    Phamhoa218 Member

    Nếu bạn đang thất nghiệp, điều này có thể sẽ khó khăn để biết được nên viết những gì, viết chúng như thế nào, và liệu có nên nói với một ông chủ tiềm năng rằng bạn hiện đang không làm việc?

    Hôm nay, CV xin việc 365 sẽ cùng các bạn trả lời một số câu hỏi thường gặp về việc viết CV khi bạn đang thất nghiệp.

    Làm thế nào tôi có thể giải thích được tình trạng thất nghiệp của bản thân?

    Các nhà tuyển dụng sẽ không từ chối đơn xin việc của bạn chỉ bởi vì hiện tại bạn đang thất nghiệp, do vậy đừng cảm thấy e ngại và che giấu điều đó; thực ra bạn còn có thể sử dụng điều này để là một lợi thế cho bạn.

    Ở thư xin việc (cover letter) của bản thân, bạn cần nêu bật với nhà tuyển dụng vì sao họ nên thuê bạn, và ngay trong đoạn đầu của thư xin việc bạn nên đề cập đến tình trạng việc làm của mình. Nếu có lý do chính đáng cho việc này (do cắt giảm nhân sự, hay bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp,…), đừng ngần ngại đề cập đến nó.

    Nếu bạn đã hoạt động tích cực trong suốt thời gian không có việc làm, cũng đừng quên nhắc đến chúng. Nếu bạn đã tích lũy kinh nghiệm làm việc, học những kỹ năng mới hay tham gia những công việc tình nguyện, hãy chọn 1 ,2 công việc điển hình để viết về vào thư xin việc của bạn (chọn những công việc từ đó bạn học hỏi được những kỹ năng càng liên quan và cần thiết cho công việc mới bạn ứng tuyển càng tốt). Điều này sẽ gây ấn tượng và cho nhà tuyển dụng thấy bạn không chỉ đơn giản là ngồi nhà trước màn hình TV.

    Tất nhiên là bạn cũng có thể không cần nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đang thất nghiệp, bạn chỉ cần đề cập đến những kỹ năng và thành tích từ công việc trước đó. Và chuẩn bị để nói bất cứ khoảng thời gian trống nào trong CV trong suốt buổi phỏng vấn.

    Làm thế nào tôi có thể thuyết phục được họ rằng tôi muốn công việc này không chỉ bởi vì tôi thất nghiệp?

    Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn muốn một công việc tại công ty họ, vì vậy bạn sẽ cần phải tìm hiểu một số điều trước khi viết đơn xin việc.

    Hãy tìm hiểu về công ty bạn ứng tuyển, lên website của công ty, tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh và hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những gì họ làm và ai là khách hàng của họ. Nói về lý do vì sao bạn muốn làm việc cho công ty một cách cụ thể, những gì bạn thích về công ty và những gì bạn có thể mang đến cho họ. Điều này không chỉ hữu ích để viết thư xin việc mà còn đối với buổi phỏng vấn của bạn.

    Nếu không có bất kỳ tìm hiểu nào, thư giới thiệu của bạn có thể sẽ trông giống như một lá đơn chung chung, và nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn đã gửi mẫu đơn tương tự tới hàng tá công ty khác trong mọi lĩnh vực, và bạn không có niềm đam mê với vị trí tuyển dụng.

    Làm thế nào nếu tôi không có nhiều kinh nghiệm làm việc?

    Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, đừng lo lắng. Tập trung vào những kỹ năng và thành tích phù hợp mà bạn có được từ sở thích hay quá trình học tập của mình.

    Nói về tính cách và đạo đức nghề nghiệp của bạn để chỉ ra rằng mặc dù không có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng bạn vẫn sẵn sàng làm việc chăm chỉ và học hỏi những điều mới.

    Tất nhiên một số công ty sẽ muốn thấy kinh nghiệm và trình độ cụ thể trước khi xem xét bạn cho một buổi phỏng vấn, (đặc biệt nếu đó là một vai trò cấp cao hoặc chuyên gia), do đó hãy chắc chắn là bạn đã đọc kĩ chi tiết công việc trước khi nộp đơn.

    Nếu bạn thấy thư giới thiệu của mình khá nghèo nàn, tại sao không tham gia một khóa đào tạo thêm hay tìm kiếm kinh nghiệm làm việc và những cơ hội tình nguyện ?

    Làm thế nào để chỉ ra rằng tôi là một người làm được việc khi tôi đang thất nghiệp?

    Viết về bất cứ thành công hay kỹ năng nào học được trước đây trong công việc ( hay do sở thích …) và chuẩn bị chúng với những ví dụ cụ thể. Giải thích về những thành tựu chính của bạn và ảnh hưởng của nó để cho thấy bạn đã thực hiện được một điều khác biệt hay hoàn thành một việc bằng cách làm việc chăm chỉ.

    Đề cập đến bất kỳ kỹ năng hiện có nào có thể hữu ích trong vai trò mới, thậm chí điều đó đến từ một sở thích (ví dụ như tham gia vào một nhóm diễn kịch, có nghĩa là bạn có khả năng làm việc tốt với những người khác) và đưa ra lý do vì sao điều này sẽ trở thành một tài sản hữu hiệu cho công ty của họ.
  2. vietcuong7

    vietcuong7 New Member

Chia sẻ trang này