Bạn nên biết : Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi bamebimsua69, 23/8/16.

  1. bamebimsua69

    bamebimsua69 Member

    Làm mẹ là điều vô cùng hạnh phúc của mọi người phụ nữ. Vậy để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn thì bạn đã có những phương pháp chăm sóc sức khỏe như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nhé.

    1. Những lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu

    + Là thời gian cần được nâng lưu nhất trong thai kỳ

    + Trong thời kỳ này cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.

    + Nên đi khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

    2. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

    Để cả thai nhi và người mẹ được khỏe mạnh thì quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

    Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

    Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

    Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

    Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

    Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:

    Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo: Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều. Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.

    Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.

    Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.

    Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

    Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ: Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua… Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả… Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ… Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

    Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, thuoc elevit các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chia sẻ trang này