Đi động âm phủ ở Đà Nãng

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi thuthuynt93az, 18/5/16.

  1. thuthuynt93az

    thuthuynt93az Member

    Kỳ thú động địa phủ tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

    Hệ thống hang động trong quần thể Ngũ Hành Sơn là cả một thế giới kỳ bí. Với sự kiến tạo độc đáo của tự nhiên, động địa phủ được xem là một trong những hang động lớn và kì bí nhất trong quần thể hang động tại đây.

    >> Du lịch bụi Đà Nẵng

    Đường vào “Âm Phủ”

    Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, không vào bằng lối cửa chính thông thường, khách tham quan phải đi bọc ra phía sau núi. Mua vé 15.000 đồng, du khách vượt qua cầu Âm Dương trên sông Nại Hà lần mò tiến vào xâm nhập “tuyền đài”. Lối đi u ám, lúc sáng, lúc tối, gió thổi vi vu luồn sâu vào hang động tun hút. Thỉnh thoảng có một vài con dơi bay chập chờn bám vào vách đá kêu “chen chét” khiến du khách phải giật mình ớn lạnh!

    Giữa động trọng tâm thoáng rộng có tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị chúa tể của chốn Âm cung ngồi chễm chệ như đang phán xét. Đi sâu vào bên trái động có hàng loạt pho tượng bằng đá cẩm thạch trắng của các vị địa tạng vương cai quản chín tầng, mười hai cửa ngục.




    [​IMG]





    Theo đạo Phật, thuyết quả báo luôn luôn tồn tại. Thiện và ác sẽ được phân minh bởi cán cân công lý không bao giờ lầm lẫn. Đối với luật âm ty, các linh hồn bất kể là ai, sau khi đã được xét xử, chịu hình phạt, trước khi đầu thai lại kiếp khác phải ăn một bát “cháo lú” để quên hết quá khứ…

    >> Quán Cafe Ở Đà Nẵng

    Lối vào các cửa ngục thường nhỏ hẹp, đôi khi phải nghiêng mình lách qua, ngục phình rộng ra ở phần giam tội nhân. Du khách sẽ gặp những phù điêu, tượng đắp biểu lộ sinh động cảnh quỷ “đầu trâu, mặt ngựa” hoặc quỷ “đầu hổ, mặt gấu” hành quyết, tùng xẻo những người có tội rất khủng khiếp như: cưa hai nấu dầu, móc cắt lưỡi, chặt đầu, mổ bụng, bị bắt ngồi bàn chông, bị trói cột đồng cho lửa đốt, bị đinh ba (chĩa ba ngạnh) đâm vào bụng… Trong ánh sáng chập chờn, mờ ảo, ta có cảm giác rờn rợn như thật sự lạc vào chốn địa ngục.

    Truyền thuyết động địa phủ Đả Nẵng

    Động địa phủ tục truyền được đặt tên vào thời vua Minh Mạng, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Hang động này nằm dưới chân ngọn núi Thủy Sơn, là ngọn lớn nhất trong số 5 ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn.

    >> địa điểm du lịch Đà Nẵng vào mùa hè

    Theo thuyết âm dương, trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối nghịch : có ngày phải có đêm, có sinh phải có tử. cho nên, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên trời thì dưới chân có động xuống tuyền đài. Trong động địa phủ có nhiều truyền thuyết vừa thực, vừa ảo. Thực ở đây là con người ai cũng có một lần sinh và một lần tử, còn ảo ở đây là sự phân xử của tạo hóa về cái thiện và cái ác của kiếp con người.












    [​IMG]





    Theo giáo lý của đạo Phật, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác. Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh

    Với giá trị độc đáo về tự nhiên, về lịch sử và các truyền thuyết dân gian cũng như ý nghĩa Phật tích, động âm cung được xem là điểm đến tham quan đầy ấn tượng của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến Ngũ Hành Sơn.

Chia sẻ trang này