Đặc điểm cấu tạo tời kéo tay

Thảo luận trong 'Thi công xây dựng' bắt đầu bởi sam1sam, 14/5/18.

  1. sam1sam

    sam1sam Member

    Tời kéo là thiết bị được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực hiện nay, nó dùng để nâng vật lên cao hoặc kéo tải dịch chuyển trong mặt phẳng ngang hoặc nghiêng. Nó có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các thiết bị khác nhau như ở các cần trục, máy đào, ..

    . [​IMG]

    Cấu tạo chung của máy tời gồm tang cuốn cáp với một hoặc nhiều lớp cáp, hệ thống truyền lực, bộ phận dẫn động và bộ phận phanh hãm, ...

    Với bài viết dưới đây điện máy Hạnh Cường xin giới thiệu đến các bạn đặc điểm cấu tạo tời kéo tay (tời tay).

    Tời kéo Tay

    Dùng để nâng các vật nhẹ hoặc kéo các xe có tải trọng nhỏ. Tời sẽ được kẹp chặt trên nền hoặc gắn trên tường khi làm việc, phải đảm bảo chắc chắn, chịu được hai lần lực kéo danh nghĩa.

    [​IMG]

    Hình 1: Tời kéo gắn trên tường



    Tời gắn trên tường không sử dụng phanh mà lợi dụng khả năng tự hãm của bộ truyền bánh vít trục vít.

    Tời có khung bệ gắn trên nền mô tả hình 2 có hai tốc độ. Trên trục tay quay an toàn 2 gắn bánh răng dẫn 3 có chiều rộng đủ lớn để đảm bảo ăn khớp với bánh răng trượt 13 khi bánh răng này trượt đến vị trí giới hạn trên trục 9. Hai bánh răng gắn trên tang có đường kính lớn luôn ăn khớp với bánh răng 10 lắp trên trục 9. Trượt bánh răng 13 sang trái ăn khớp với bánh răng có đường kình nhỏ 15 để có tốc độ nhanh, lúc này bánh răng 13 đóng vai trò là một bánh răng trung gian cho 3 và 15.

    Để giảm tốc độ khi truyền tải, đóng phanh đĩa 11 bằng cách quay tay quay 12 để giữ vật nhờ phanh đĩa 11, sau đó trượt 13 sang phải khớp với bánh răng 10 bằng khớp vấu. Khi bánh răng 13 trượt ở vị trí trung gian, tang sẽ không có liên kết cứng với tay quay an toàn, do vậy việc bố trí phanh 11 là cần thiết. Tay quay an toàn được sử dụng nhằm mục đích loại bỏ khả năng quay tự do của tay quay do trọng lượng vật nâng gây ra khi hạ vật. Nó sử dụng nguyên lý làm việc phanh tự động với mặt ma sát tách rời.

    [​IMG]

    Hình 2: Tời khung bệ gắn trên nền

    1 - các tấm thép thành bên, 2 - trục dẫn có lắp tay quay an toàn, 3. bánh răng dẫn, 4. ống dẫn, 5. đai ốc, 6. đĩa ma sát, 7. bánh cóc, 8. cóc hãm, 9. trục trung gian, 10. bánh răng trung gian, 11. phanh đĩa, 12. quay tay, 13. bánh răng trượt, 14. tang cuốn cáp, 15. bánh răng có đường kính nhỏ, 16. bánh răng cóc đường kính lớn.

Chia sẻ trang này