Yếu tố nào quyết định biến động giá Cổ Phiếu

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi whoissafe, 8/3/17.

  1. whoissafe

    whoissafe Member

    Chứng khoán không phải trò cờ bạc đỏ đen. Giá cổ phiếu được quyết định bởi yếu tố thị trường: Cung và cầu. Nhưng sự thực những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cung cầu thị trường. Từ lý thuyết và kinh nghiệm thực tế có quá nhiều yếu tố, có thể chia những lý do ảnh hưởng đến cung cầu thị trường gồm 3 nhóm: Các yếu tố cơ bản, cảm xúc thị trường và yếu tố kỹ thuật.

    1.Các yếu tố cơ bản
    Giá cổ phiếu được quyết định thông thường dựa vào căn cứ về thu nhập (EPS) và hệ số nhân giá trị (P/E). Việc sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp là bạn cần hiểu rằng bạn sở hữu thu nhập tương lai của doanh nghiệp đó, chính là giá trị mang về từ khoản đầu tư cổ phiếu của những cổ đông. Và hệ số nhân nhằm xác định mức giá bạn sẳn lòng chi trả cho thu nhập tương lai này.Thu nhập tương lai này có thể chi trả cho cổ đông (cổ tức) và để tái đầu tư.

    Có hai điều cần xem xét tương quan với hệ số nhân giá trị và tỷ lệ tăng trưởng: 1, tỷ lệ tăng trưởng; 2, lãi suất chiết khấu.

    [​IMG]

    Hình 1: tỷ lệ tăng trưởng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

    Tỷ lệ tăng trưởng tỷ lệ thuận với hệ số giá trị, tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ có hệ số giá trị cao. Lãi suất chiết khấu dùng để tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp. Lãi xuất chiếu khấu phụ thuộc vào cảm nhận của nhà đầu tư về độ rủi ro của cổ phiếu. Độ rủi ro càng cao thì mức lãi suất chiết khấu càng cao. Lạm phát cũng ảnh hưởng đến mức lãi suất chiết khấu, lạm phát càng cao thì mức lãi suất chiết khấu càng cao.

    2.Các yếu tố kỹ thuật
    Nhưng các yếu tố kỹ thuật, bao gồm hỗn hợp nhiều điều kiện ngoại tác, có thể thay đổi mức cung – cầu của một loại cổ phiếu nào đó.

    Lạm phát: Ngoài ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu, lạm phát còn có một sức điều khiển to lớn tới toàn bộ bối cảnh kỹ thuật. Lạm phát tỷ lệ nghịch với hệ số nhân giá trị. Sức tăng trưởng của một cổ phiếu bị chi phối ngoại tác là lạm phát, lạm phát cũng tác động đều lên tất cả các cổ phiếu nhưng không vì thế mà doanh nghiệp hay nhà đầu tư có thể lơ là yếu tố này.

    [​IMG]

    Hình 2: làm phát ảnh hưởng chung đến toàn bộ cổ phiếu đơn lẻ

    Ngành và các đối thủ ngang tầm: Có những trường hợp sự chuyển biến tiêu cực của một cổ phiếu đơn lẻ trong ngành làm ảnh hưởng không tốt đến những cổ phiếu khác trong ngành và của những đối thủ ngang tầm. Hệ quả là mức cầu cổ phiếu ngành giảm xuống.

    Các cơ hội đầu tư thay thế: Chuyển dịch vốn đầu tư từ chứng khoán sang các loại hình đầu tư khác như bất động sản chẳng hạn, làm giảm lượng cầu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nói chung.

    Những giao dịch phát sinh: Vì một lý do hay mục đích riêng của một số nhà đầu tưvề quản trị mục tiêu đầu tư chẳng hạn, khi tiến hành các giao dịch mau bán cổ phiếu làm ảnh hưởng đến cung cầu một cổ phiếu hoặc nhiều cổ phiếu, dẫn dến sự di chuyển giá cổ phiếu.

    Các yếu tố nhân khẩu học: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên có khuynh hướng đầu tư cổ phiếu nhiều hơn người lớn tuổi, họ tìm kiếm những cơ hội đầu tư an toàn hơn vì hưu tri. Dân số trong dộ tuổi trẻ và trung niên chiếm cao thì hệ số nhân giá trị cũng cao hơn.

    Khả năng thanh khoản: Ảnh hưởng đến mức độ thu hút nhà đầu tư. Cổ phiếu của công ty lớn thường có tính thanh khoản thấp hơn. Mức độ giao dịch cũng là một thước đo thanh khoản.

    3.Xúc cảm của thị trường
    Mỗi thị trường có thể rất khác nhau về xúc cảm thị trường. Bạn hay nghe cụm từ tâm lý đám đông, đó là một kiểu xúc cảm của thị trường. Yếu tố xúc cảm thị trường rất khó để đo lượng và mang tính chủ quan.

    [​IMG]

    Hình 3: Xúc cảm thị trường mang tính chủ quan, khó đo lường

    Để rõ hơn về xúc cảm thị trường người ta nghiên cứu một lĩnh vực có tên gọi “tài chính hành vi”. Trong đó, những nhà đầu tư phản ứng mạnh với nỗi đau bị thua lỗ hơn là niềm vui kiếm được tiền, do đó họ có khuynh hướng cố chấp trong chính sự sai lầm của họ, hệ quả là, sai lầm nối tiếp sai lầm.

    Đầu tư cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những ưu tiên nhất định: Những nhà đầu tư dài hạn xem trọng yếu tố cơ bản, còn những nhà đầu tư ngắn hạn thì coi trọng yếu tố kỹ thuật và xúc cảm thị trường.

Chia sẻ trang này