Xemdabanhhd đưa tin: Nhạt nhòa bản sắc bóng đá TP.HCM

Thảo luận trong 'Thể thao' bắt đầu bởi phamquynh207, 2/11/22.

  1. phamquynh207

    phamquynh207 Member

    Không chỉ thất bại trên sân cỏ, Sài Gòn và TP.HCM đều không được lòng khán giả, bởi không có bản sắc chơi bóng. Sân Thống Nhất luôn ở tình trạng vắng khán giả khi hai đội này thi đấu, dù trước đây, các trận đấu ở TP.HCM đông đến mức chen nhau để xem bóng đá.

    "Nói đến bóng đá TP.HCM là phải nói đến cống hiến. Các cầu thủ thi đấu tận hiến, vô tư nên được người hâm mộ yêu thương. Họ nhìn thấy tính cách hào sảng của mình, khát vọng về cái đẹp của mình trong cách chơi của cầu thủ. Người hâm mộ thương cầu thủ, bởi họ hiểu đây chính là đội bóng của mình", ông Lưu Ngọc Hùng khẳng định.



    Xem thêm: https://xemdabanhhd.net




    Năm 2017, khi còn giữ vai trò quyền chủ tịch CLB TP.HCM, Lê Công Vinh có quyết định gây tranh cãi khi xây phòng truyền thống để trưng bày danh hiệu, trong đó có những chiếc cúp từng được gặt hái dưới thời CLB Cảng Sài Gòn lẫy lừng.

    Đó là tuyên bố ngầm, rằng CLB TP.HCM là "hậu duệ" của Cảng Sài Gòn và được thừa hưởng những danh hiệu thế hệ trước đã giành được. Tuy nhiên, ý tưởng này bị phản đối.

    "Đã gọi là phòng truyền thống thì phải rạch ròi, không thể lấy cái này gắn vào cái kia. Cảng Sài Gòn có cả một quá khứ hào hùng trong khi CLB TP.HCM mới có 5 năm thì không thể đánh lận giống nhau được", cựu trung vệ Lưu Ngọc Hùng khẳng định với báo giới.

    Bóng đá TP.HCM trượt dài: Đầu tư cả núi tiền, CLB vẫn thiếu bản sắc - 3
    Công Vinh và phòng truyền thống của CLB TP.HCM

    Đến năm 2021, đến lượt đội PVF (đóng quân tại Hưng Yên) xin đổi tên thành Cảng Sài Gòn để đá giải hạng Nhì 2021 trước khi "chuyển khẩu" vào TP.HCM. Đề xuất nói trên một lần nữa khiến nhiều CĐV Cảng Sài Gòn phẫn nộ. Từ danh hiệu đến cả phiên hiệu của đội bóng lẫy lừng một thời này lại bị các CLB khác tận dụng để đánh bóng bản thân.

    Đó là thứ truyền thống ngộ nhận và vay mượn kiểu "hồn Trương Ba, da hàng thịt" của những đội bóng muốn nương nhờ hào quang quá khứ. Theo chuyên gia Đoàn Minh Xương, các CLB muốn lấy lòng khán giả TP.HCM thì không phải chỉ vung tiền là xong, mà còn phải đào tạo trẻ, bồi dưỡng những tài năng bóng đá nơi đây.

    Cựu trung vệ Lưu Ngọc Hùng khẳng định: "Bóng đá hiện đại không nhất thiết CLB phải toàn cầu thủ địa phương trong đội hình, nhưng nếu CLB TP.HCM có những tài năng bản địa, tự thân họ sẽ có sức hút với khán giả".

    Một HLV của Học viện bóng đá Lyon - TP.HCM cũng đánh giá: "Các trận đấu của đội trẻ TP.HCM có nhiều khán giả trung thành, bởi có phụ huynh, gia đình nào lại không hào hứng đến sân xem con em mình thi đấu".

    Sử dụng cầu thủ bản địa không chỉ là tôn trọng bản sắc địa phương, mà còn cho thấy tham vọng xây dựng hình ảnh bóng đá TP.HCM. Tuy nhiên, cả hai đội đều không làm tốt ở khâu này.

    CLB TP.HCM sở hữu Học viện đào tạo trẻ hợp tác cùng Juventus, nhưng lứa cầu thủ trẻ được đào tạo tại đây hầu như chưa có đóng góp cho đội 1. Sài Gòn cũng chưa có hệ thống đội trẻ bài bản. Mùa 2019, Hà Nội FC thậm chí cho Sài Gòn... mượn đội U15 đá giải quốc gia. Giải U21 Quốc gia năm nay, hai đội không có đại diện tham dự.

    Ở các cấp độ U15, U17, U19 và U21, các đội TP.HCM chỉ 1 lần vào chung kết suốt 5 năm qua, còn lại bị loại sớm, thậm chí không được đá vòng chung kết. Đó là nốt trầm cho khâu trồng người của bóng đá TP.HCM.

    Những học viện mang mác quốc tế, liên kết với các đội bóng nổi tiếng thế giới là Juventus, Lyon đã xuất hiện, nhưng các CLB chưa mặn mà dùng người, còn trung tâm đào tạo ra cũng không biết chuyển cầu thủ cho ai.

    Để rồi, cầu thủ trẻ đào tạo thì "thừa mứa" mà không có đầu ra, còn các đội phải mua, mượn người từ địa phương khác. Không bất ngờ khi thực trạng này kéo dài, khiến các cầu thủ trẻ tại TP.HCM cứ biến mất dần trên bản đồ bóng đá đỉnh cao.

    Trong khi đó, Quang Hải được báo chí Indonesia xem là ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam vào thời điểm này. Anh còn được khen ngợi với việc chuyển đến thi đấu cho Pau FC và ghi bàn tại Ligue 2. Tờ Bola cho rằng Quang Hải có tốc độ rất tốt nhưng vũ khí nguy hiểm nhất của tiền vệ 25 tuổi là những quả đá phạt trực tiếp.

    Bola dành tặng những lời có cánh cho Khuất Văn Khang: "Cậu ấy vẫn còn trẻ nhưng tiềm năng trở thành cầu thủ lớn là rất rõ ràng. Tiền vệ này sớm khoác áo các đội tuyển trẻ từ khi chưa đầy 16 tuổi. Anh là trụ cột của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại giải U20 châu Á hay vòng chung kết U19 Đông Nam Á. Văn Khang là mẫu cầu thủ hiện đại điển hình. Anh ấy có thể là người phân phối bóng tốt, cũng có thể chủ động cắt đứt đường tấn công của đối thủ".

Chia sẻ trang này