Thoát hiểm sự cố cửa cuốn thế nào

Thảo luận trong 'Trang trí nội ngoại thất' bắt đầu bởi voquangardenland, 17/7/14.

  1. Thoát hiểm thế nào?

    Hiện nay trên thị trường có hai loại kinh cuong luc, cửa cuốn truyền thống và cửa cuốn tự động. Loại một chủ yếu là các loại cửa cuốn lá hoặc cửa cuốn lưới song ngang hoặc mắc võng. Loại cửa này được sản xuất bằng kim loại sắt, hợp kim, inox, một số ít bằng nhôm… Người sử dụng phải kéo bằng tay khi muốn đóng, mở, nên sẽ không tránh khỏi phiền toái mỗi khi cửa bị kẹt.

    Loại hai là cửa được kéo mở bằng mô-tơ, điều khiển từ xa và các thanh chốt cửa khá an toàn. Đây đang là loại cửa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cửa này có nhiều loại như: Cuốn tấm liền, khe thoáng, trong suốt… Cửa cuốn tấm liền hiện đang được ưa chuộng bởi tốc độ mở cửa nhanh, không gây tiếng ồn, có chức năng mở cửa bằng tay khi mất điện, tự động đảo chiều khi gặp chướng ngại vật. Theo đại diện của Công ty CP TM&SX Phú Thành: Cửa cuốn tấm liền có thể sử dụng theo hai cách: Bằng tay hoặc bằng điều khiển. Trong các phần phụ kiện và thiết bị cửa của cửa cuốn, bộ phận li hợp là thiết bị đặc biệt quan trọng. Đây là thiết bị làm dây cable có chốt giật dùng để sử dụng trong trường hợp đóng, mở cửa bằng tay hoặc khi có sự cố. Mục đích của chốt li hợp này để giúp những người bên trong ngôi nhà (kể cả những người có sức khoẻ yếu như người già, em bé và phụ nữ) có thể tự thoát ra bên ngoài dễ dàng. Hiện nay, tất cả các cửa cuốn tự động đều được trang bị bộ lưu điện UPS phòng trong trường hợp mất điện, hoặc chập cháy điện cửa vẫn có thể mở được.

    Như vậy, thực chất các loại cửa cuốn hiện nay đều có đủ các tính năng nhằm đảm bảo an toàn. Vì thế, để đảm bảo an toàn và thoát hiểm thế nào nếu cửa cuốn gặp sự cố, người sử dụng cần hiểu biết, tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Lưu ý khi sử dụng cửa cuốn:

    • Cần quan sát kỹ các vật cản khi điều khiển cửa. Đặc biệt lưu ý không được đóng cửa khi đang có trẻ nhỏ đi qua.

    • Không cho trẻ nhỏ chơi điều khiển từ xa.

    • Không được tự ý đóng mở cửa khi đang có sửa chữa hoặc trục trặc. Công việc sửa chữa phải do người có đào tạo chuyên môn của nhà cung cấp.

    • Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động khi có bất thường. Phải bảo đảm thiết bị tự dừng luôn hoạt động tốt.

    • Phải lắp nút bấm âm tường ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ, tránh những nơi có nước và có độ ẩm cao.

    • Nên thường xuyên bảo dưỡng cửa, nhằm phát hiện, ngăn ngừa sự cố tiềm ẩn.

    Với trường hợp sử dụng bằng tay để đóng, mở cửa:

    Khi ở trong nhà:

    • Rút chốt giật li hợp.

    • Dùng cây móc cửa kéo xuống để đóng, mở cửa.

    • Đóng chốt giật li hợp để khoá cửa.

    Khi đóng cửa để đi ra ngoài:

    • Rút chốt giật li hợp và đóng cửa lại.

    • Dùng khoá ngang hoặc khoá âm nền để khoá cửa cho an toàn trước khi đi ra ngoài.

    Với cửa sử dụng điện:

    • Sử dụng điều khiển (remote) hoặc nút bấm trong hộp điều khiển để đóng, mở cửa theo ý muốn của người sử dụng (lên xuống hoặc dừng lại).

    • Trong trường hợp bị ngắt điện, nếu không có bình lưu điện, trở về sử dụng cửa bằng tay bằng cách giật chốt li hợp để vận hành cửa.

    • Phải đóng chốt giật li hợp lại trước khi sử dụng remote hoặc nút bấm điều khiển ở hộp điều khiển.

    • Phải mở các loại khoá cửa (khoá ngang, khoá âm nền, chốt trong) sau đó mới vận hành mở cửa bằng remote hay nút bấm.

    Phần mô tơ:

    • Phần điện: Mô tơ, điều khiển từ xa không để ở những vị trí ẩm thấp.

    • Thay pin định kỳ cho điều khiển từ xa.

    • Không để nước, hoá chất lỏng rơi vào cua cuon mô tơ và hộp điều khiển.

    • Khi mô tơ hoạt động tốt: Bạn nghe thấy tiếng chuyển động đều của các bánh răng chịu tải.

    • Khi phát hiện có những tiếng động lạ phát ra từ mô tơ phải báo ngay cho nhà cung cấp, không được tự ý sửa chữa hoặc cho người không được uỷ quyền tự ý sửa chữa.

    • Không đóng mở liên tục trên 10 lần lên xuống vì mô tơ có thiết bị rơle nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện. Khi đó phải chờ nhiệt độ của mô tơ trở lại bình thường thì mới sử dụng tiếp.

    Bộ lưu điện (UPS):

    • Có công suất tương ứng với kích thước của cửa theo quy định của nhà sản xuất.

    • Phải được nạp đầy lần đầu tiên liên tục trong 20 giờ.

    • Phải xả điện cho bộ lưu điện tối thiểu 02 tháng/lần (nếu không mất điện) bằng cách cắt nguồn điện cấp đầu vào bộ lưu điện, điều khiển cửa lên xuống 3-5 lần rồi đóng điện vào.

    • Không được tự ý sử dụng bộ lưu điện kính cường lực bởi các nguồn điện khác (theo thông số trên máy).

Chia sẻ trang này