Quản lý chi nhánh (Branch manager) cho các nhà kinh doanh

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi yen.blog, 30/12/21.

  1. yen.blog

    yen.blog New Member

    Quản lý chi nhánh (Branch manager) là một vị trí mà ai cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi hấp dẫn, người đảm nhiệm vị trí này cần phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng. Sau này là những công cụ hỗ trợ việc quản lý dễ dàng hơn.

    [​IMG]

    1. Những các nhiệm vụ mà một quản lý chi nhánh phải thực hiện

    Người quản lý chi nhánh (Branch manager) phải thực hiện những công việc quan trọng như:
    • Lập kế hoạch tiếp thị
    • Quản lý doanh số, nhân viên, xử lý tình huống… cho chi nhánh mình phụ trách.
    Sau đây là những nhiệm vụ chính của người quản lý chi nhánh

    Đào tạo quy trình, hướng dẫn nhân viên cấp dưới

    Đào tạo và hướng dẫn là một trong những nhiệm vụ các quản lý phải làm tốt. Chi nhánh của bạn sẽ cần có một đội ngũ các nhân viên để duy trì, vận hành công việc của một cửa hàng. Đây là những cá nhân đảm nhiệm các nhiệm vụ cũng như chức năng khác nhau. Nhiệm vụ của quản lý là phải đào tạo những nhân viên mới khi tuyển dụng. Điều này đòi hỏi quản lý không những có kiến thức chuyên môn cao mà còn cả kỹ năng đánh giá, đào tạo, truyền đạt.

    [​IMG]

    Lập kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện

    Đây là công việc thiết yếu, hầu như các quản lý chi nhánh (branch manager) sẽ phải duy trì thường xuyên. Tùy vào nhóm ngành sẽ có những kế hoạch đặc thù mà sẽ có những kế hoạch khác nhau. Ví dụ, bạn quản lý cửa hàng bán thực phẩm tươi sống, rau củ, nhận thấy số lượng sản phẩm tồn rất lớn, bạn sẽ phải lập kế hoạch để bán được số sản phẩm này nhiều nhất có thể. Lúc này, bản kế hoạch sẽ bao gồm những cách dự bị dự trù cho số hàng đó và số lượng nhân viên được giao để đảm nhận nhiệm vụ.

    Theo dõi, giám sát công việc

    Nếu bạn là người đứng đầu chi nhánh bạn cần phải nắm được công việc của từng bộ phận thậm chí là từng cá nhân, quản lý nhân viên, đánh giá, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện công việc. Việc này sẽ giúp người quản lý giảm thiểu tối đa rủi ro của sự chênh lệch giữa hoạch định và thực tế công việc. Bên cạnh đó, bạn còn đánh giá được năng lực của từng nhân sự để tuyên dương, hỗ trợ hoặc thúc đẩy họ thực thi nhiệm vụ khi cần thiết.

    Ứng phó, xử lý với các vấn đề phát sinh

    Trong bất kỳ công việc nào cũng sẽ luôn tồn tại những rủi ro, những phát sinh không ai mong muốn. Lúc này, quản lý là người có quyền hành và bổn phận lớn nhất để xử lý, giải quyết những vấn đề đó. Với năng lực, kinh nghiệm, bạn sẽ phải đưa ra hướng giải quyết nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho chi nhánh của mình. Ví dụ: cửa hàng bán hoa của bạn bị khách hàng phản ánh về thái độ nhân viên phục vụ. Bạn sẽ phải liên hệ với khách hàng đó, bày tỏ thiện chí xin lỗi, gửi tặng voucher cho lần sử dụng tiếp theo đồng thời tìm hiểu sự việc, xử phạt nhân viên tùy mức độ vi phạm.

    Thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên

    Một người quản lý chi nhánh không chỉ phải làm tốt các công việc chuyên môn mà còn phải thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ nhân viên của mình. Bạn sẽ luôn phải đối mặt với tình cảnh nhân sự mệt mỏi, chán nản, stress, không có động lực làm việc, trễ nãi, sa sút… Không phải trong mọi trường hợp đều chọn cách sa thải. Lúc này, quản lý phải tâm lý, tạo động lực cho cá nhân đó vực dậy tinh thần để làm việc hăng say trở lại vì giai đoạn đào tạo một nhân viên là rất quan trọng.

    [​IMG]

    Là gương mặt đại diện của thương hiệu

    Ở vị trí quản lý chi nhánh, hình ảnh của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu. Người quản lý cần ý thức được ngôn phong, vị trí, tác phong của mình. Thái độ, hình ảnh của quản lý chính là gương mặt đại diện của thương hiệu trước đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên noi theo.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Giới thiệu về công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam

Chia sẻ trang này