Những triệu chứng viêm amidan bạn không thể coi thường?

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi quanglinh92, 11/1/19.

  1. quanglinh92

    quanglinh92 Member

    Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn do virus hoặc vi khuẩn quá tải làm chúng sưng lên và viêm, đau. Viêm amidan xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thông thường, amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên có trường hợp bệnh sẽ bị biến chứng nếu không được điều trị đúng hướng và kịp thời.
    1. Vậy triệu chứng cơ bản của bệnh viêm amidan là gì?
    – Người ngây ngấy sốt; có những cơn sốt cao khi bị viêm cấp.

    – Tại chỗ amidan rất đau. Bệnh nhân nuốt đau và nuốt vướng.

    – Hơi thở có mùi hôi.

    [​IMG]

    – Hạch cổ nổi lên.

    – Há miệng ra, bạn có thể tự quan sát thấy 2 cục đỏ sưng to hai bên họng.

    – Với trẻ nhỏ chưa biết nói về tình trạng bệnh, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc viêm amidan như: Sốt, nôn trớ, sờ thấy hạch cổ nổi, quan sát họng thấy 2 cục sưng 2 bên họng.

    Xem thêm: amidan to nhưng không đau và cách điều tị hiệu quả nhất

    2. Biến chứng của amidan bạn không thể bỏ qua?

    Viêm amidan hốc mủ, nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng sẽ tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến lao động, học tập. Biến chứng đáng lo ngại nhất là viêm amidan hốc mủ do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (St.pyogenes).

    Vi khuẩn này có cấu trúc vách của nó gần giống với tổ chức bao khớp, cầu thận, tổ chức của trái tim (gờ cơ, cột cơ tim), cho nên khi chúng xuất hiện trong cơ thể gây viêm amidan, cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại chúng, đồng thời kháng thể đó chống lại tổ chức của chính mình (gọi là bệnh tự miễn).

    Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ có thể gây viêm xoang, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp dưới (khí, phế quản, viêm phổi), gây áp-xe amidan.

    Xem thêm: viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì

    3. Một số lời khuyên phòng tránh amidan:

    – Vệ sinh răng miệng thường xuyên

    – Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa viêm amidan.

    – Bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, uống nước đá

    – Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ

    – Hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường có hàm lượng khói bụi, khói thuốc

    – Giữ ấm cho hệ hô hấp của trẻ, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa.

    Xem thêm: bệnh amidan có lây không

Chia sẻ trang này