Những sai lầm trong chữa trị răng ê buốt

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi nguoiduatin6578, 20/6/17.

  1. Chứng răng ê buốt từng là nỗi ám ảnh của chị Hà Thu (Hà Nội) mỗi hè về. Mùa trái cây, chị thèm xoài mận mà không dám ăn, thấy người khác dầm cóc bao tử là ứa nước miếng. Nhưng hễ nghĩ đến cơn ê buốt răng, chị lại rùng mình. Chỉ cần nhấm nháp đôi quả mận thôi là nguyên ngày hôm đó không ăn uống được gì. Chị than thở: “Chứng răng ê buốt không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài, nhưng khiến người bệnh khổ sở, không bao giờ được thỏa thê tận hưởng những hương vị yêu thích”.

    Ăn uống là một trong tứ khoái của con người. Song với anh Quốc (TP HCM), nhấm nháp ly nước đá giải nhiệt mùa hè thôi cũng là điều cấm kỵ. Nhiều hôm phơi mặt cả ngày dưới trời nắng nóng, anh em công nhân rủ đi nhậu nhưng anh Quốc đều lắc đầu. “Lần nào từ chối không thành là răng đau nhức mấy ngày liền. Men răng tôi quá yếu, uống bia lạnh rồi lại nhúng lẩu cay, chịu làm sao nổi”, anh Quốc nói.

    Tại một hội nghị ở TP HCM, Giáo sư Trịnh Đình Hải – Phó chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt Nam cũng cho biết, răng ê buốt là vấn đề răng miệng phổ biến, có tỷ lệ người mắc cao trong cộng đồng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chăm sóc, dự phòng và điều trị răng ê buốt hiện là vấn đề được ngành nha quan tâm.

    Nghiên cứu năm 2014 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho thấy, 50% người đến khám tại Khoa răng hàm mặt bị quá cảm ngà mức độ nhẹ, 29% người ở mức độ trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi: 12% dưới 22; 26% người 23-31; 38% trong độ tuổi 32-45.

    Tuy phổ biến, song chứng quá cảm ngà vẫn là khái niệm mới, chưa được nhiều người quan tâm đúng mực. Cảm giác ê buốt răng thường xuất hiện và biến mất sau vài phút, nên hầu hết mọi người đều bỏ qua các triệu chứng nhẹ. Một số khác nhầm tưởng với chứng đau răng thông thường, nên áp dụng các biện pháp dân gian như nhai trà xanh, bôi dầu gió, chà tỏi, uống nước nóng, ngậm muối… Vị cay nóng của tỏi, mặn của muối làm lấn át cơn ê buốt tạm thời, nhưng lại khiến men răng hư tổn nặng nề hơn.

    Sợ ê buốt, kiêng khem đồ chua quá mức có thể khiến cơ thể thiếu hụt vitamin C. Do đó, người quá cảm ngà nên điều trị bằng cách thay đổi thói quen đánh răng hàng ngày. Khi chứng răng ê buốt được cải thiện, người bệnh có thể nhấm nháp các loại trái cây, đồ ăn thức uống khoái khẩu trong chừng mực.

    Theo thuyết Thủy động học, cấu tạo răng có ống ngà chứa dịch. Dòng chảy dịch trong ống ngà và thần kinh cảm giác trong tủy, là 2 yếu tố quan trọng nhất của răng. Hiện tượng quá cảm xuất hiện khi răng lộ lớp ngà bao bọc dây thần kinh, mất lớp men hoặc tụt nướu. Khi đó, các kích thích do nhiệt độ nóng lạnh sẽ làm di chuyển dịch trong ống ngà, thay đổi áp suất và kích thích đến thần kinh tủy răng, gây phản ứng truyền lên não, khiến ta cảm thấy đau buốt, ê ẩm. Cơn đau này đến đột ngột, âm ỉ rồi mới dần kết thúc.

    Một trong những nguyên lý điều trị răng ê buốt là dựa vào các tác nhân có khả năng bít kín ống ngà bị mở, từ đó ngăn các tác nhân bên ngoài gây di chuyển dịch và khởi phát cơn đau. Đơn giản nhất là dùng bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc; đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem chứa Hydroxyapatite có khả năng bít ống ngà.

    Hydroxyapatite (HAP) là khoáng chất có cấu trúc tinh thể tương tự men răng tự nhiên. Nghiên cứu lâm sàng năm 2012 của Đại học Toronto cho thấy, kem đánh răng bổ sung HAP trám đầy các lỗ li ti trên bề mặt ngà răng hiệu quả hơn 90% so với thông thường. Không chỉ giảm giảm ê buốt, HAP còn giúp tái cấu trúc men răng mất khoáng sau 2-4 tuần.

Chia sẻ trang này