Những ngàm chuyển ống kính ở máy ảnh hiện nay như thế nào

Thảo luận trong 'Máy ảnh' bắt đầu bởi vyvy1808, 16/1/19.

  1. vyvy1808

    vyvy1808 Member

    Những ngàm chuyển ống kính ở máy ảnh hiện nay (Phần cuối) là phần cuối cùng trong dãy nội dung mới nhất mà chúng tôi gửi đến với các bạn cùng đón đọc bài viết bạn nhé. Việc tận dụng những ống kính cũ không thuộc cùng một hệ thống với chiếc máy ảnh mà bạn đang sử dụng đôi khi đem lại những khó khăn nhất định. Việc tìm ra một giải pháp ngàm chuyển tối ưu nhất cũng đủ khiến cho bạn đau đầu.

    >> Xem thêm: Canon M50Canon 80D
    [​IMG]
    Trong phạm vi kiến thức cũng như bài viết khó lòng có thể tổng quát và đi sâu đến từng ống kính cụ thể, mong rằng người xem có thể tìm thấy cho mình những thông tin bổ ích để áp dụng cho ống kính và máy ảnh của mình.

    >> Nội dung mới: Canon 6D

    Ống kính Pentax (ngàm K hay PK)

    Cũng giống như Nikon, Pentax sử dụng ngàm K hay còn gọi là PK cho tất cả các hệ máy của mình (trừ medium format). Các máy ảnh có FFD từ Canon trở xuống đều có thể dùng ống kính Pentax ngàm K bình thường, tuy nhiên cần lưu ý:


    -Nhiều ống kính AF mới của Pentax không có vòng chỉnh khẩu nên mặc dù bạn có thể lấy nét bằng tay trên các máy khác, bạn sẽ phải chụp ở khẩu lớn nhất.

    [​IMG]
    -Ngàm K còn được nhiều hãng khác chế tạo để dùng cho máy Pentax, như Takumar, Sigma, Revuenon, Tamron ... nên số lượng ống kính dùng ngàm K rất nhiều. Nếu bạn dùng máy mirrorless thì ngàm chuyển vật lý hiện nay cũng rất sẵn, trừ trường hợp các ống DA, FA bạn phải chấp nhận không chỉnh được khẩu độ như ở trên mình đã nói.

    Ống kính M42 và M39

    M42 và M39 thực chất là chỉ đường kính của ngàm (42 mm và 39 mm. Đây là loại ngàm được thiết kế rất đơn giản ở dạng ren có thể xoay để tháo ra, lắp vào). Ngàm M39 này cần phân biệt với ngàm L39 hay LTM của Leica mà đôi khi vẫn bị ghi nhầm là M39 vì mặc dù phần đuôi ngàm rất giống nhau.

    -Một số ống kính M39/M42 (như các ống Helios) khi dùng trên máy Canon DSLR full frame sẽ bị chạm phải gương khi bạn lấy nét ở vô cực, do phần thấu kính sau nhô ra về phía cảm biến nên bạn cần lưu ý.

    [​IMG]

    -Đây là các ống kính sử dụng chế độ A (trên ống có cần gạt A/M) để dùng cho các máy đo sáng và chỉnh khẩu tự động. Chỉ khi ngạnh kim loại bị nén xuống thì người dùng mới có thể dùng ở chế độ M, còn nếu không thì ống sẽ luôn mở. Nếu bạn dùng ngàm không có flange mà ống kính A/M thì tốt nhất là dùng keo 502 gá chặt cái ngạnh vào ống kính, không cho nó nhô ra.

    -Với máy ảnh Nikon DSLR, không có cách nào để dùng ống M42/M39 có thể lấy nét tới vô cực ngoài cách thay (mod) ngàm sang Nikon F. Các ngàm có thấu kính để đạt nét tại vô cực thì không nên dùng vì chất lượng ảnh bị giảm đáng kể.

    -Với máy Pentax (FFD bằng M42), trên thị trường có vòng chuyển cho ống M42 có phần đáy rất mỏng, tuy nhiên ngàm này cần đặt thẳng vào ngàm trên máy ảnh và nhiều khi rất khó để gỡ ra.

    Ống kính ngàm Leica LTM (L39/M39), M

    Như đã nói ở trên, ngàm Leica L39 hay LTM rất dễ nhầm với ngàm M39 của các máy ảnh Nga cũ, bạn nên lưu ý độ dày của ngàm chuyển để phân biệt.

    Ngàm này được sử dụng rất phổ biến cho các máy rangefinder và do nhiều hãng cùng sản xuất như Canon, Minolta, Leica, Voigtlander... Ngàm LTM và ngàm M chỉ khác nhau 1 mm về độ dày nên nếu muốn chuyển từ ngàm LTM sang ngàm M, bạn cần có 1 vòng chuyển có thể tháo, lắp dễ dàng.

    [​IMG]

    Hai loại ngàm này đều có thể dùng trên các máy mirrorless và bạn còn có thể dùng ngàm close focus của Voigtlander để lấy nét cận. Loại ngàm này có thể đẩy ống kính lên khi cần và có tác dụng như một ống tube kéo dài giúp bạn chụp gần vật thể hơn trong khi bạn vẫn có thể lấy nét tới vô cực.

    Nguồn: https:/dienmaybinhminh.com/tin/nhung-ngam-chuyen-ong-kinh-o-may-anh-hien-nay-phan-cuoi.html

Chia sẻ trang này