Nguyên nhân khiến bạn bị mắc thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi vumanhtuan8493, 27/9/18.

  1. Sai tư thế trong công việc và sinh hoạt: Việc khuân vác, bưng bê các vật quá nặng không đúng cách, ngồi xuống đứng lên đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, tập thể dục hoặc hoạt động thể thao sai cách... hoàn toàn có thể khiến đốt sống lưng và thắt lưng bị chấn thương.
    Chấn thương ở vùng thắt lưng: Té ngã, va đập vào cột sống lưng, bị tai nạn giao thông, khuân vác vật cách xa người khiến khớp sống lưng bị trật, viêm khớp... cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
    Tuổi tác và các bệnh lý bẩm sinh: Với những người trên 30 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn do đĩa đệm dần mất sự linh hoạt trong quá trình vận động, nhân nhầy bị khô, vùng sụn xơ hóa. Một số người đang mắc các bệnh lý về cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo... cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.Cấu trúc đĩa đệm gồm có 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng chịu được trọng tải và tác động lớn, đồng thời bảo vệ cột sống.

    Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm việc bị chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Các hoạt động liên quan đến cột sống như mang vác vật nặng sai cách, hoặc bị các chấn thương như té ngã, bước hụt chân... cũng gây áp lực lớn lên đĩa đệm, sẽ làm chúng dễ bị thoát vị.



    Bệnh nhân nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp khi thấy xuất hiện các cơn đau nhức bất thường ở cột sống để được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, giúp tăng khả năng chữa lành bệnh.

    [​IMG]
    Chọn phương pháp điều trị phù hợp
    Thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi chỉ trong một hai ngày. Đĩa đệm phải mất một thời gian dài chịu đựng sức ép mới dần dần thoát vị ra ngoài, bởi vậy bệnh nhân cũng phải dành khoảng ít nhất vài tháng để tổn thương có thể phục hồi.

    Thay đổi hoạt động
    Cố gắng tránh xa các hoạt động làm nặng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như uốn cong, nâng và hạ không thích hợp. Hoạt động liên tục để duy trì thể lực và giảm thiểu độ cứng là rất quan trọng, do đó, các bài tập để tăng tính linh hoạt và sức mạnh là rất cần thiết. Làm việc với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa vật lý để kết hợp nghỉ ngơi và hoạt động một cách hợp lý.

    Vật lý trị liệu
    Vật lý trị liệu nhằm giảm thiểu sự đau đớn của thoát vị đĩa đệm kết hợp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu . Khi cơn đau được cải thiện, vật lý trị liệu có thể bao gồm một chương trình phục hồi chức năng sức mạnh và sự ổn định để tối đa hóa sức khỏe trở lại, giúp bảo vệ chống lại các tổn thương trong tương lai.

    Thuốc giảm đau
    Nếu cơn đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau toa, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil...), acetaminophen (Tylenol...) hoặc naproxen (Aleve...). NSAIDs có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, và ở liều lượng lớn acetaminophen có thể gây hại cho gan.

    Thuốc dãn cơ như diazepam (Valium) hoặc cyclobenzaprine (Flexeril) cũng có thể chỉ định nếu đau lưng hoặc co thắt các chi.

    Nghỉ ngơi
    Liên tục đau lưng nặng do thoát vị đĩa đệm đôi khi đòi hỏi một hoặc hai ngày nghỉ ngơi trên giường. Nghỉ ngơi nhiều hơn một hoặc hai ngày là có thể, tuy nhiên, dài hơn có thể gây mất trương lực cơ. Thời gian để cải thiện đáng kể triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường mất 4 - 6 tuần.

    Thoát vị đĩa đệm không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Biện pháp điều trị bệnh mà các bác sĩ nhắc tới không chỉ là sử dụng thuốc mà còn có cao dán, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... Chỉ khi nào bệnh nhân lựa chọn đúng thuốc, chăm chỉ và kiên trì kết hợp những liệu pháp còn lại thì cơ hội đĩa đệm phục hồi mới tăng cao được.

    Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm tương đối phổ biến. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được áp dụng trong những trường hợp nặng do biến chứng nguy hiểm và khả năng tái phát bệnh cao.

    [​IMG]
    Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
    Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh:

    Bại liệt suốt đời
    Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là gây tàn phế suốt đời, khi đó người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm một chỗ mà không thể đứng lên hoặc đi lại được. Vì vậy người bệnh cần phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng này.

    Rối loạn đại tiểu tiện
    Thoát vị đĩa đệm làm cho khớp xương ở vùng cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Dẫn đến các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép, gây ra hiện tượng rối loại cơ tròn. Khi đó sẽ làm cho người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được. Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu, nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.

    Đau rễ thần kinh
    Sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dải kéo dài từ thắt lưng và lan xuống đến chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh. Trong quá trình di chuyển, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần nên người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, cản trở lớn đến các hoạt động thường ngày.

    Rối loạn cảm giác
    Biến chứng này thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

    [​IMG]
    Hội chứng đuôi ngựa


    Hội chứng đuôi ngựa trên: Do thoát vị đĩa đệm ở các đoạn cao (L1 – L2 và L2 – L3) với biểu hiện liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân. Rối loạn cảm giác ở hai chân, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

    Hội chứng đuôi ngựa dưới: Do thoát vị đĩa đệm đoạn L5 – S1, có dấu hiệu rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, làm hạn chế một số hoạt động ở chân.
    Hội chứng đuôi ngựa giữa: Là biến chứng thường gặp nhất do thoát vị đệm đoạn L3 – L4 và L4 – L5 với những biểu hiện như rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt động tác bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi...


    Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

    Mặc dù không phải là bệnh nan y nhưng để chữa khỏi hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Bệnh nhân sau khi chữa lành cơn đau cần chú ý thay đổi thói quen tư thế trong sinh hoạt và làm việc, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, áp dụng chế độ ăn uống khoa học nhằm tránh tái phát cơn đau.

Chia sẻ trang này