máy đo độ dày vật liệu

Thảo luận trong 'Thiết bị điện' bắt đầu bởi Hungtien, 19/1/19.

  1. Hungtien

    Hungtien New Member

    Máy đo độ dày vật liệu hoạt động ra sao và đo như thế nào đọc qua bài viết này để hiểu thêm về máy đo độ dày vật liệu. Máy đo độ dày vật liệu sử dụng sóng siêu âm giúp cho việc kiểm tra vật liệu dễ dàng hơn mà không làm hư hại. Thiết bị thiết kế nhỏ gọn, sử dụng công nghệ xử lý hiện đại, tiên tiến và được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất. Cùng xem nguyên tắc hoạt động của may do do day vat lieu dùng sóng siêu âm qua bài viết sau nhé!


    Máy đo độ dày vật liệu dùng sóng siêu âm đo được những vật liệu gì?

    Người dùng có thể sử dụng may do do day vat lieu sử dụng sóng siêu âm để kiểm định độ dày của những vật liệu tổng hợp, sợi thủy tinh, gốm, thủy tinh, kim loại, nhựa đùn, kim loại đã cán trên dây truyền, mực chất lỏng, mẫu sinh vật học,...

    Máy đo độ dày vật liệu siêu âm hoạt động ra sao?
    Mọi thiết bị đo độ dày vật liệu siêu âm đều được hoạt động bằng việc đo một cách chính xác thời gian của sóng âm được tạo từ đầu dò siêu âm và truyền qua các lớp vật liệu. Bởi các sóng âm phản xạ xuất phát từ mặt phân cách giữa 2 vật liệu khác nhau.

    Phép đo của thiết bị đo độ dày siêu âm thường tiến hành đo theo kỹ thuật xung vọng, đo một bên. Thiết bị sẽ đo đặc thời gian truyền vào các chi tiết, phản xạ của mặt đáy quay trở lại đầu dò.

    Đầu dò của máy gồm những biến tử áp điện, kích hoạt bởi những xung lực điện ngắn để tạo nên xung sóng âm. Sau đó, sóng âm truyền đến chi tiết kiểm tra và đập vào mặt đáy, phân cách khác, thực hiện phản xạ lại đến đầu dò. Tiếp tục, đầu dò chuyển năng lượng âm thanh đó thành năng lượng điện. Thời gian truyền chỉ mất khoảng vài phần triệu giây. Thiết bị lập trình với vận tốc âm trong vật liệu. Do đó bạn có thể dễ dàng tính chiều dày vật liệu với công thức:


    T= V x (t/2)

    Chú thích: T : Chiều dày chi tiết, V : vận tốc âm vật liệu, t: thời gian truyền đến đo được

    Mỗi vật liệu khác nhau đều có vận tốc sóng âm khác nhau, vật liệu cứng nhanh hơn và vật liệu mềm chậm hơn. Vận tốc âm có sự thay đổi đáng kể ở nhiệt độ. Vì thế để có kết quả đo chính xác nhất cần chuẩn máy đo độ dày vật liệu.

    Lưu ý: Sóng âm ở dải MHz kém hiệu quả khi truyền qua không khí, do đó cần đến chất tiếp âm. Những chất tiếp âm thông dụng như: nước, gel, dầu, glycerin, glycol, propylene.


    Đo khoảng thời gian sóng âm truyền qua vật liệu được tính theo ba cách:

    • Cách 1: Đo khoảng thời gian xung kích phát sóng âm, xung phản xạ thứ 1, trừ giá chênh lệch mức 0 để bù cho phần trễ các thiết bị.

    • Cách 2: Đo khoảng thời gian xung phản xạ của mặt trước, mặt đáy chi tiết.

    • Cách 3: Đo khoảng thời gian giữa 2 xung đáy liên tếp.
    Liên hệ với chúng tôi qua:
    SIÊU THỊ THIẾT BỊ ĐO - HÀ NỘI
    15/61 Giáp Nhị - Hoàng Mai - TP. Hà Nội
    Hotline: 0917.122.636 / 0969.878.586
    Hoặc website: http://sieuthimaydo.net/

Chia sẻ trang này