Loạn kiến thức vì học các lớp dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi chiasetintuc3579, 27/9/17.

  1. Sự “bùng nổ” của các lớp khoa học dinh dưỡng đã khiến nhiều bà mẹ bị rơi vào mớ bòng bong kiến thức về dinh dưỡng sau khi tham gia. Thậm chí, nhiều thông tin còn “đá nhau” như câu chuyện của bạn đọc Gia Khánh, ngõ 11, đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội dưới đây.

    “Ma trận” tư vấn

    Bạn Gia Khánh cho biết: Sau khi sinh, gần như ngày nào tôi cũng nhận được điện thoại mời tham dự các lớp chăm sóc bé do một số hãng sữa đứng ra tổ chức. Lớp học đầu tiên tham dự, tôi được các chuyên gia tư vấn căn dặn: Cần cho con bạn ăn dặm từ 5 tháng tuổi trở lên, bữa ăn nào cũng phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm: Tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả (chất xơ). Cần cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn, chứ không chỉ dùng nước, cho đầy đủ nước mắm, muối...

    Khi chuẩn bị mang những kiến thức trên áp dụng cho con, tôi được một chị bạn rủ đến học ở một trung tâm khác. Tại lớp học nấu bột, cháo cho trẻ ở đây, tôi nhận được kiến thức “đá” với lớp học trước: Chỉ nên cho trẻ ăn nước mắm, không nên ăn muối để tránh hư thận.

    Tôi hoang mang nên đã lên mạng và được các bà mẹ mách lớp học dinh dưỡng của một bệnh viện. Tôi lại tìm đến và được chuyên gia dinh dưỡng “bày”: Cần cho trẻ tập ăn nhai ngay từ lúc mới ăn dặm, nghĩa là rau hay thịt không nên xay nhuyễn quá và đặc biệt không nên cho trẻ ăn bột sữa (nấu bột cho sữa vào, sẽ có hại cho tiêu hóa của trẻ). Tôi giật mình nhớ lại lời tư vấn của chuyên gia của viện lớn khác, ông nhắc đi nhắc lại với tôi là: Con chị thiếu cân, lại lười ăn thì cứ tích cực cho ăn bột sữa, đảm bảo nhanh lên cân...

    Lần khác, tôi đến nghe giảng bài ở một buổi hội thảo của một hãng sữa. Chuyên gia tâm lý nói rằng: Trẻ 3 tháng tuổi đã nhận biết tên mình là gì, khi được gọi tên sẽ quay mặt theo tiếng gọi. Trẻ 4 tháng phải biết đưa tay nhận đồ khi được bố mẹ đưa cho... Nếu con bạn ở tháng tuổi này rồi mà không phát triển tâm lý được như thế thì cần đưa con đi khám.

    Tôi về nhà thử áp dụng bằng cách đặt cháu nằm trên gối và gọi nhưng cháu không quay lại. Tôi thử nhiều lần, cháu vẫn không quay theo tiếng gọi của tôi. Tôi lo lắng tột độ gọi cho chuyên gia ở lớp học nọ và nhận được câu trả lời rằng: Rất có thể con tôi có vấn đề về thính lực và nên đưa con đi kiểm tra xem cháu có bị vấn đề gì về tâm thần không.

    Tôi bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, không dám nói với ai. Nhưng rồi tôi cũng không chịu đựng được một mình, tôi kể cho chồng nghe những gì chuyên gia kia nói. Chồng tôi cười vào những phán đoán của chuyên gia và khẳng định con mình đang phát triển bình thường, không cần phải đưa đi đâu khám cả.

    Sự an ủi của chồng cộng thêm việc mỗi lần tôi hát, con tôi đưa ánh mắt nhìn tôi âu yếm khiến tôi thấy an tâm phần nào về việc con tôi không bị làm sao về tai cả. Rồi tôi vỗ tay, con tôi thích thú nhảy lên khiến tôi dần dần bỏ quên lời nói của chuyên gia hôm nào.

    Theo tôi, việc mở các lớp trang bị kiến thức chăm sóc con là đúng đắn. Nhưng nên có sự thống nhất phương pháp cũng như kiến thức, tránh những bậc phụ huynh chúng tôi rơi vào “ma trận” chăm sóc con.

Chia sẻ trang này