Lịch sử phát triển của mạng xã hội và Các thể loại mạng xã hội phổ biến

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi trithuccongdong, 22/5/18.

  1. trithuccongdong

    trithuccongdong New Member

    Lịch sử phát triển của mạng xã hội
    Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.

    Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.

    Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.

    Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.

    [​IMG]
    Ảnh 1: Tổng quan nghiên cứu về sự phát triển của mạng xã hội

    Xem thêm: nguồn tài trợ của doanh nghiệp, luận văn kế toán

    Các thể loại mạng xã hội phổ biến

    – Ego centric. Là mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm. Các hoạt động xã hội sẽ xoay quanh bản thân mình, vì thế người ta gọi loại này lfa Ego centric. Điển hình cho dạng này là MySpace, VietSpace và phần nào là Mash của Yahoo, Y360 cũng có một chút. Đặc điểm là trang chủ càng dễ tùy biến càng tốt, càng nhiều thứ để trưng bày càng tốt, nhiều người lập trình Widget giúp mình trưng bày càng tốt. Lựa chọn tốt là MySpace, Mash.

    – Relationship centric: Mạng xã hội loại này lấy mối quan hệ giữa cá nhân người dùng và bạn bè làm trung tâm. Nó giúp chúng ta biết được bạn mình đang làm gì, nhóm bạn mình đang làm gì, cũng như giúp những người quan tâm tới ta biết ta đang làm gì. Điển hình cho dạng này là FaceBook, Twitter, Y360, Mash. Việt nam có một số mạng xã hội loại này đã ra mắt. Đặc điểm của mạng này là mối quan hệ càng thật, càng thắt chặt càng tốt, các tính năng phải hỗ trợ tối đa các nhu cầu này.

    – Content centric: Đặc điểm chung của mạng loại này là nhằm trưng bày content do mình hoặc nhóm của mình tạo ra cho bạn bè và công chúng (Bài viết, ảnh, audio/video, v.v…).

    – Opera (phổ biến ở VN) , LiveSpace (phổ biến ở châu Âu), Y360 (phần My Page): Loại này giúp dàn trang dễ dàng, có các tính năng cần thiết giúp chúng ta publish mọi loại nội dung, một chút kết nối bạn bè và giao tiếp. Có thể nói nó gần như phần My Page của Y360, nhưng linh hoạt hơn, tùy biến cao hơn.

    – Ning, v.v… Loại này thiên về content nhóm, tạo điều kiện cho một nhóm cùng publish, chia sẻ contents. Ý tưởng có vẻ hay, nhưng thực tế các mạng này rất yếu ớt.

    – YouTube, MetaCafe, Clipvn của Việt nam, flickers, … Các nhóm này gọi là mạng xã hội có lẽ không chuẩn, có thể gọi chúng là hệ thống chia sẻ nội dung có tính năng mạng xã hội thì chuẩn hơn.

    – WordPress, Blogger, TypePad, Y360 blog, Opera Blog, Live Spaces Blog. Nhóm này gọi là mạng xã hội cũng được, nhưng còn gượng ép hơn nhóm trước. Xếp chúng vào loại blogging platform thì đúng hơn. Nhưng nhiều người Việt nam thực chất đang sử dụng blog mà cứ nghĩ là mình đang sử dụng mạng xã hội.

    – Các mạng kết hợp: 3 dạng mạng trên chỉ là dạng cơ bản, còn rất nhiều loại mạng xã hội khác là sự pha trộn giữa các loại này, cũng như nhắm các mạng chuyên biệt cho từng mảng nội dung, công nghệ, ….

    Với bài viết “Tổng quan nghiên cứu về sự phát triển của mạng xã hội” này, hy vọng sẽ cung cấp kiến thức mà bạn đang tìm kiếm. Chúc các bạn thành công!

    Xem đầy đủ:sự phát triển của mạng xã hội

Chia sẻ trang này