Lưu ý về viêm phổi trong chăn nuôi lợn mán

Thảo luận trong 'Thiết bị chơi game' bắt đầu bởi trangfun24h, 11/8/17.

  1. trangfun24h

    trangfun24h Member

    Với khí hậu thay đổi thất thường, môi trường nhiều ẩm ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn mán nếu như lợn không có khả năng đề kháng tốt dễ bị nhiễm bệnh nhanh chóng. Hiện tại bệnh viêm phổi ở lợn mán vẫn đang có những diễn biến phức tạp, thách thức người chăn nuôi lợn mán trong quá trình xử lý bệnh.
    [​IMG]

    Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở lợn mán dưới đây

    Bệnh viêm phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra. Vi khuẩn này có ít nhất 12 týp khác nhau với khả năng gây bệnh đa dạng. Thời gian ủ bệnh khá ngắn, từ 12 giờ đến 3 ngày. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng kế phát dẫn tới tỷ lệ chết của lợn mán bệnh có khi lên tới 30%/ tổng số lượng đàn.

    Khi vi khuẩn ký sinh trong phổi, nó sẽ sản sinh ra độc tố gây tổn thương mô phổi khiến phổi bị viêm dính, hoại tử và dịch viêm sẽ nhanh chóng tích đầy trong xoang ngực, lợn mán sẽ khó thở dần và thậm chí phải thở thể bụng.

    Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở lợn mán

    Lợn mán mới đầu có triệu chứng khó thở, thở khò khè, sau xuất hiện ho ngày càng tăng dần, lười ăn, nằm ì, ít hoạt động.

    Có 4 cấp bệnh:

    + Cấp tính: Lợn mán có thể sốt nhẹ, ăn kém, tách đàn, nằm ở góc chuồng.

    + Thứ cấp tính: Lợn ốm nặng, ho nhiều, thóp bụng, há mồm thở nhanh, sốt nhẹ.

    + Mãn tính: Lợn ho khan, ho từng tiếng một hoặc từng hồi, khó thở, thở nhanh, có lúc bí đại tiện, sau bị ỉa chảy.

    + Ẩn tính: trường hợp này khá ít gặp do bệnh thường không biểu hiện ra ngoài nên không thể quan sát được triệu chứng trong giai đoạn phát bệnh nó chỉ xảy ra ở lợn trưởng thành. Lợn thỉnh thoảng ho khoảng cách mỗi lần cách nhau lâu hơn, khó phát hiện, diễn biến âm thầm nên lợn thường bị chết bất thường.

    Phòng bệnh cho lợn mán khi bị mắc viêm phổi

    + Vệ sinh đảm bảo thức ăn và nước uống, và có đầy đủ chất dinh dưỡng.

    + Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, nước uống, định kỳ khử trùng. Giữ nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè không để chuồng trại ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

    + Lập chế độ ăn nghỉ, vận động hợp lý giữ cho lợn luôn có sức khỏe tốt nhất.

    + Phát hiện biểu hiện bắt đầu nhiễm bệnh nên cách ly ngay theo dõi bệnh tình chặt chẽ để có cách thức phòng trị kịp thời.

    + Mua lợn mán giống từ cơ sở phân phối uy tín, chất lượng và an toàn, uy tín.

    Chúc bà con chăn nuôi lợn mán thành công

Chia sẻ trang này