Làm sao để cải thiện chứng chảy máu chân răng

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi kieuanh, 30/3/20.

  1. kieuanh

    kieuanh Member

    Thỉnh thoảng bạn có thể nhận thấy nước súc miệng vừa nhổ ra sau khi đánh răng có màu đỏ của máu. Đôi khi bạn lại thấy một chút máu chảy ra từ lợi, bám quanh chân răng sau khi vừa sử dụng chỉ nha khoa. Tình trạng chảy máu chân rằng này có nghĩa là gì và có nghiêm trọng hay không?

    [​IMG]

    (Xem thêm: https://www.longisland.com/profile/niengrangthammy)

    1. Chảy máu chân răng là bệnh gì?
    Những lí do khiến cho chân răng của bạn ngày một tổn thương và chảy máu nhiều hơn:

    ♦ Vệ sinh không kỹ lưỡng
    Không đánh răng hay đánh răng qua loa là nguyên nhân để lại nhiều thức ăn thừa mắc tại răng và lợi. Chúng khiến cho vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng, viêm nướu, chảy máu,…

    Dùng bàn chải quá cứng, thực hiện lực mạnh làm trầy xước và chân răng bị chảy máu là điều dễ hiểu. Tác động tăm xỉa răng cũng tạo nên hệ quả tương tự, làm thưa răng.

    ♦ Thiếu hụt các loại vitamin
    Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Vitamin C, K, canxi,… thiếu hụt khiến cho răng bị yếu, dễ gãy, chảy máu, đau nhức,… Trong quá trình nạp thức ăn vào trong cơ thể hàng ngày bạn không quan tâm đến việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất là một trong những lí do khiến cho lợi bị tổn thương nghiêm trọng.

    ♦ Một số bệnh lý
    Chảy máu chân răng là bị bệnh gì? Đây chỉ là một bệnh lý thông thường. Tuy nhiên những bệnh về tim mạch, tiểu đường, gan, thận,... có thể dẫn đến nhiều hệ quả trong đó có chảy máu chân răng. Thường thì chúng ta khó có thể biết được những loại bệnh này nếu không đi khám định kỳ hay khi bệnh mới chớm.

    ♦ Hút thuốc lá
    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hút thuốc lá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lợi bị tổn thương. Viêm nướu, sưng lợi dẫn đến chảy máu chân răng.

    2. Chảy máu chân răng có nguy hiểm hay không?
    Hay bị chảy máu chân răng là bệnh gì? Mặc dù không hề ảnh hưởng tới tính mạng nhưng sự thực tình trạng chảy máu chân răng kéo dài sẽ làm răng yếu dần. Cuối cùng là răng bị rụng gần hết.

    Tránh để hậu quả xấu nhất xảy ra, khi phát hiện triệu chứng này bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị ngay.

    3. Làm sao để cải thiện chứng chảy máu chân răng?
    Chảy máu chân răng tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị sao cho dứt điểm. Dựa trên những nguyên do gây nên chảy máu chân răng thì bạn có thể thực hiện phòng tránh và điều trị bằng cách:

    ♦ Chăm sóc răng miệng
    Phần lớn việc chảy máu chân răng đều do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì thế vừa điều trị vừa để phòng tránh thì bạn nên có ý thức chăm sóc hàng ngày. Dùng các loại bàn chải mềm mại, thay 6 tháng/lần.

    Đảm bảo chải răng trong thời gian đủ 2 đến 3 phút buổi sáng và tối sau bữa ăn để đạt hiệu quả. Sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng, hạn chế làm thưa và tổn thương cho chân răng.

    ♦ Khám sức khỏe thường xuyên
    Tạo thói quen lên kế hoạch đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng, 8 tháng hay 12 tháng). Vừa phát hiện được các bệnh lý vừa chăm sóc tổng quát răng miệng. Tránh để trường hợp lợi viêm và tình trạng chảy máu chân răng diễn ra tệ hơn.

    ( Xem thêm: https://chinh-nha-nieng-rang-tai-nha-khoa-paris-hai-phong.business.site/posts/947813433737847962)

    ♦ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
    Khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đảm bảo không làm cho răng thiếu canxi, vitamin C, vitamin K,... dễ bị gãy, yếu, chảy máu.

    ♦ Một số mẹo hữu ích
    Trong trường hợp muốn nhanh chóng giảm đau nhức và chảy máu chân răng bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

    - Ngâm lá trà xanh hòa cùng một ít mật ong. Đem ngậm trong khoảng 3 đến 5 phút. Giúp sát khuẩn, giảm thiểu đau nhức.

    - Pha nước trà xanh, nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương. Ngậm hoặc chấm vào chân răng đang bị chảy máu. Sau súc miệng lại với nước sạch.

    - Lấy bông gòn thấm nước chanh và muối. Đặt lên vùng vết thương trong 5 phút. Súc miệng lại với nước sạch.

    - Trà túi lọc ngâm trong nước lạnh. Đặt túi trà đó lên vùng lợi bị thương giảm đau nhanh, ngăn chảy máu hiệu quả.

    - Ngậm nước muối hoặc dầu thực vật trong 5 phút. Súc miệng lại với nước sạch.

    Đừng quên đi khám thường xuyên để sớm phát hiện ra những triệu chứng bất thường của răng miệng. Liên hệ tới hotline 1900.6900 để được tư vấn về các dịch vụ lấy cao răng, chăm sóc nha khoa,… chu đáo và chi tiết nhất!

Chia sẻ trang này