Khi bị đột quỵ nên làm gì để tránh tử vong? 3 thứ bạn cần biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi aztech123, 4/3/21.

  1. aztech123

    aztech123 New Member

    Bệnh đột quỵ cần cấp cứu sớm để giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ. Việc biết khi bị đột quỵ nên làm gì là cần thiết bởi sơ cứu đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lúc người bệnh chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu.Đặc biệt hơn là với những trường hợp bị đột quỵ do huyết khối thì việc điều trị cần phải được thực hiện trong vòng 1 giờ đầu tiên. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các thông tin quý giá giúp bạn biết thêm về những hành động đúng cần làm khi người thân có thể bị đột quỵ.

    1. Những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ

    Cho người bệnh ăn hoặc uống thuốc

    Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào…

    Ngoài ra, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.

    Tự lái xe chở người bệnh đột quỵ cấp cứu

    Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu nhanh chóng nhưng không phải vì vậy mà vội vàng tự đưa người bệnh đến bệnh viện. Trong quá trình đưa người bệnh đến bệnh viện, không dễ để tránh khỏi tình trạng xe bị xóc nảy. Nếu người bệnh không được đặt nằm cố định trên cáng cứu thương như khi được chuyên chở bằng xe cấp cứu thì rất có thể tình trạng bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Cho bệnh nhân ngủ
    [​IMG]
    Vào thời điểm cơn đột quỵ khởi phát thì nhiều người cảm thấy rất buồn ngủ. Tuy nhiên, chúng ta không nên để người bệnh đi ngủ vì việc ngủ sẽ lãng phí thời gian vàng để điều trị đột quỵ. Thay vào đố hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

    2. Bị đột quỵ nên làm gì?
    Gọi cấp cứu ngay lập tức

    [​IMG]
    Khi thấy một người bị bệnh đột quỵ hãy nhanh chóng tiến hành gọi vào số cấp cứu. Một số triệu chứng để nhận biết bệnh đột quỵ là Quy Tắc FAST:

    - Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhận thấy là mặt bệnh nhân bị méo, thường gặp trong trường hợp diễn tiến đột ngột. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Có một số biểu hiện kín đáo hơn cần lưu ý như mặt bệnh nhân có thể mất cân xứng: nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường; nếp mũi, má bên yếu thường bị rũ xuống. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.

    - Tay: đây có thể là dấu hiệu rõ nhất là tay bị liệt. Nhưng trước đó, cụ thể đã có những diễn tiến từ từ như: tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc. Ngoài tay còn một số dấu hiệu ở chân: dễ bị vấp té không rõ ràng; bước đi khó khăn hoặc nặng nề; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...
    - Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hoặc nói đớ, cảm thấy khó khăn khi nói, hoặc môi, lưỡi bị cứng. Tuy nhiên, theo vài trường hợp thì người nghe có thể chưa nhận thấy bất thường do đó hãy yêu cầu bệnh nhân nói chuyện với một vài câu đơn giản một cách mạch lạc. Từ đó, có thể nhận ra việc bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn bình thường hoặc phải gắng sức khi nói.

    - Thời gian: Những dấu hiệu trên có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lặp đi lặp lại, có thể xuất hiện cùng lúc hoặc chỉ một vài dấu hiệu. Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu.

    Hồi sức tim, hô hấp nhân tạo khi cần thiết
    [​IMG]
    Đa số bệnh nhân đột quỵ không cần được thực hiện hồi sức cho tim và phổi. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, bệnh nhân đột quỵ bị bất tỉnh, lúc này việc hồi sức cho tim cũng như thực hiện hô hấp nhân tạo là rất cần thiết. Bạn có thể đặt bệnh nhân nằm ngửa, sau đó sử dụng những biện pháp hô hấp nhân tạo, hồi sức cho tim của bệnh nhân sẽ rất hiệu quả trong quá trình chờ đợi xe cấp cứu đến đấy.

    Ghi nhớ rõ thời điểm xảy ra đột quỵ

    Những bệnh nhân đột quỵ thường sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông, giúp làm thông mạch máu não, ngăn ngừa nguy cơ tình trạng đột quỵ diễn biến xấu đi. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng trong khoảng 4,5 giờ kể từ thời điểm tình trạng bệnh bắt đầu xuất hiện.

    Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân đột quỵ còn cần phải được thực hiện các liệu pháp điều trị chuyên biệt như phẫu thuật loại bỏ cục máu đông hay điều trị nội mạch,… Những liệu pháp này thường cần được thực hiện trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ khi cơn đột quỵ xuất hiện.

    Vì thế, việc ghi nhớ rõ thời điểm cơn đột quỵ xẩy ra sẽ góp phần giúp cho việc triển khai các phương pháp chữa bệnh kể bên trên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy.

    Bảo vệ bản thân với khẩu trang y tế 3 lớp một màu: https://bit.ly/3dPi25s

    Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đeo khẩu trang y tế cao cấp khi ra ngoài trong khoảng thời gian này để bảo vệ sức khỏe thật tốt, tránh việc để cho sức đề kháng cơ thể suy yếu, dễ khiến cho bệnh đột quỵ trở nặng thêm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm khẩu trang y tế medicare cao cấp, đảm bảo về mặt sức khỏe cho người sử dụng tại Khẩu trang Thảo Ngọc đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0944 146 039 để có thêm thông tin chi tiết nhé.

    Có thể bạn muốn biết: Khẩu trang y tế dùng được bao lâu?

Chia sẻ trang này