Kết hôn trái pháp luật có thể bị xử lý như thế nào?

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi Nguyễn Trọng An, 1/3/22.

  1. Kết hôn trái pháp luật có thể bị xử lý như thế nào?

    Kết hôn trái pháp luật là vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Chính vì thế pháp luật đặt ra các chế tài xử lý. Vậy có bao nhiêu hình thức xử lý đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật? Liệu có đặt ra hình phạt, chế tài hình sự đối với việc kết hôn trái pháp luật hay không?
    [​IMG]

    Kết hôn trái pháp luật là gì?
    Kết hôn được Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định là việc mà nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng. Muốn kết hôn thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn mà pháp luật đặt ra tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn thì sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật.

    Cụ thể điều kiện đầu tiên liên quan đến độ tuổi, nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều kiện thứ hai là việc kết hôn cả hai đều có sự tự nguyện. Nếu xảy ra việc bắt ép kết hôn thì đây chính là kết hôn trái pháp luật. Thứ ba, người thực hiện việc kết hôn phải có năng lực hành vi dân sự.

    Ngoài ra còn một điều kiện đó là việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định rất rõ về các trường hợp cấm kết hôn. Nếu vi phạm điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 sẽ bị coi là không đủ điều kiện kết hôn. Vẫn thực hiện kết hôn trong các trường hợp đó là kết hôn trái pháp luật.

    Tìm hiểu thêm: https://everest.org.vn

    Các biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật
    Khi kết hôn trái pháp luật chắc chắn sẽ bị huỷ kết hôn trái pháp luật. Đây cũng là chế tài xử lý và được coi là chế tài chính. Bên cạnh đó còn có các biện pháp khác áp dụng đi kèm trong xử lý việc kết hôn trái pháp luật. Hiện nay có hai cách thức chính để xử lý việc kết hôn trái pháp luật. Tuỳ vào mức độ vi phạm cụ thể mà sẽ áp dụng xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Các biện pháp xử lý cụ thể như sau:

    Xử lý hành chính
    Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các bên kết hôn trái pháp luật khi có sự cố ý duy trì quan hệ chung sống trái pháp luật giữa các bên kết hôn trái pháp luật. Luật hành chính cho rằng hành vi duy trì kết hôn trái pháp luật đã vi phạm trật tự công cộng và cần thiết phải xử lý. Chính vì vậy cần phải đặt ra biện pháp xử lý hành chính.

    Thông thường xử lý hành chính sẽ gồm cảnh cáo và phạt tiền. Phạt tiền đối với kết hôn trái pháp luật sẽ dao động 300.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà mức phạt tiền đối với các trường hợp sẽ khác nhau. Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng khá phổ biến.

    Xem thêm tại: giá dịch vụ ly hôn trọn gói

    Xử lý hình sự
    Chế tài hình sự sẽ đặt ra đối với các hành vi cấu thành tội phạm, vi phạm quy định Bộ luật hình sự. Nếu như hành vi kết hôn trái pháp luật cũng xâm phạm đến khách thể của Bộ luật hình sự, cấu thành tội phạm thì cũng sẽ bị áp dụng hình phạt theo tội danh tương ứng.

    Hành vi kết hôn trái pháp luật có thể bị xử theo tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 Bộ luật hình sự) nếu một trong hai bên có hành vi cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân. Trường hợp này sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

    Kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp vi phạm điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình có thể bị xử lý tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp thuộc khoản 1 Điều 147 sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Trường hợp thuộc khoản 2 sẽ có hình phạt nặng hơn là bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Người kết hôn trái pháp luật vi phạm điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình có thể bị khép vào tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn dựa trên Điều 148 Bộ luật hình sự. Nếu bị xử lý với tội danh này, người thực hiện hành vi kết hôn trái pháp luật sẽ có một trong ba hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

    Một tội danh khác cũng có thể xử lý đối với người kết hôn trái pháp luật là tội đăng ký kết hôn trái pháp luật. Theo Điều 149 Bộ luật hình sự năm 2015, trường hợp này sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

    Xem thêm: luật sư tư vấn hôn nhân gia đình

    Trên đây là một số biện pháp xử lý mà chúng tôi tổng hợp được đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Mong rằng thông qua đây, bạn đọc có thể tìm hiểu pháp luật kỹ lưỡng hơn để tránh việc kết hôn trái pháp luật. Hậu quả pháp lý không chỉ dừng lại ở việc huỷ kết hôn trái pháp luật mà còn có thể bị áp dụng hình phạt xử lý.

Chia sẻ trang này