Hưởng ứng ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (Autism) vào ngày 2/4

Discussion in 'Tin tức' started by athenavn789, Apr 2, 2015.

  1. athenavn789

    athenavn789 Member

    Family Medical Practice Hanoi cùng tham gia chiến dịch “LIGHT IT UP BLUE – Thắp ánh sáng xanh lơ, mở rộng vòng tay tự kỷ” do nhóm Vòng Tay Tự Kỷ phát động.

    Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (autism), theo lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, khi thấy được mức độ gia tăng của hội chứng này và những khó khăn của gia đình người tự kỷ, những thách thức đối với sự phát triển xã hội của đất nước, nhân loại.

    Người mẹ có con bị tự kỷ đã mô tả căn bệnh rằng, nếu khuôn mặt một người bị tạt a-xít bị biến dạng một cách khủng khiếp thì trẻ bị tự kỷ giống như một người bị tạt a-xít vào khả năng tư duy vậy. Khả năng tư duy của bé bị biến dạng!
    Ở Mỹ tỷ lệ mắc chứng tự kỷ là 1/110. Đến năm 2012 là 1/88, còn năm nay, mới tháng 3 thôi, con số đó là 1/68. Còn ở Hàn Quốc là 1/55.

    “Giấu kỹ” tình trạng con cháu mình

    Tại Việt Nam, hiện nay chưa có con số thống kê chính thức nhưng theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam có khoảng 200.000 trẻ mắc hội chứng này...Số lượng trẻ em đến thăm khám và được chuẩn đoán nguy cơ tự kỷ tại các bệnh viện ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng.

    Khá nhiều nhân vật nổi tiếng, có thể số đông trong bọn họ vì nhiều lý do, trong đó có lý do sỹ diện, mà càng “giấu kỹ” tình trạng con cháu mình, làm mất đi cơ hội vàng can thiệp dạy dỗ trẻ tự kỷ.

    Sự bí ẩn cần được làm rõ

    Chứng tự kỷ giờ vẫn còn là điều bí ẩn với khoa học nói chung, nhưng chắc chắn một điều, nếu con bạn, cháu bạn có chứng tự kỷ thì lỗi không phải do bạn thiếu quan tâm, bỏ mặc con bạn cho Tivi và người giúp việc. Những rối nhiễu tương tự chứng tự kỷ trong quá trình phát triển của đứa trẻ dễ bị nhầm với chứng tự kỷ. Mặt khác, chứng tự kỷ không trừ một ai, có thể hiện giờ con cháu và người thân của bạn chưa ai mắc chứng này, nhưng đừng vì thế mà có cách cư xử miệt thị người tự kỷ, vì gia đình bạn không nằm ngoài vùng phủ sóng đó đâu.

    Liên Hợp Quốc không gọi là bệnh tự kỷ, vì cơ bản bệnh thì có thuốc chữa, chứng tự kỷ có những rối loạn mang tính suốt đời. Tất nhiên không ai cấm, mà khuyến khích thì đúng hơn, chúng ta hy vọng, nhưng chúng ta đừng ngồi chờ, hãy hành động và hỗ trợ trẻ mắc chứng tự kỷ bằng tất cả những gì mình có thể.

    Việt Nam chưa thừa nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật

    Và ngày 2-4, nghĩ về người có chứng tự kỷ cũng là cầu mong chính phủ sớm có cách thức hợp lý để Luật người Khuyết tật được thực thi với họ. Trong 11 nước Asean, chỉ còn VN chưa nhận thức rõ về vấn đề này. Tự kỷ cũng được coi là một dạng khuyết tật và nhiều quốc gia đã đưa vấn đề trẻ tự kỷ vào trong luật khuyết tật.

    Ở Nhật Bản, tự kỷ được coi là một dạng khuyết tật, từ đó Chính phủ Nhật xây dựng các chương trình hỗ trợ phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ, hỗ trợ trẻ tự kỷ điều trị từ khi còn nhỏ đến lúc đi học, trưởng thành. Nhật Bản còn có những chính sách trợ cấp cho chủ doanh nghiệp từ 500.000-1.350.000 yen/năm nếu tuyển mới hoặc sử dụng người bị tự kỷ. Các cơ quan nhà nước cũng ưu tiên sử dụng những hàng hóa, dịch vụ của người tự kỷ như: Giấy tờ, đồ văn phòng, đồ ăn, in ấn, giặt, xử lý thông tin, ghi băng… để đảm bảo họ có việc làm phù hợp với khả năng.

    Theo nghiên cứu, tự kỷ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các loại khuyết tật khác trong các trường học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tự kỷ chưa được đưa vào các văn bản pháp luật là một dạng khuyết tật để xây dựng các chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ này về bảo hiểm y tế, điều trị, hỗ trợ tạo việc làm. Và vẫn chưa có những chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ em bị tự kỷ như những nhóm khuyết tật về trí tuệ khác

    Trích đăng tại http://phanthithuytram.com/?p=220#sthash.i8EdOtyf.dpuf

    [​IMG]

Share This Page