Gợi Ý Mâm Cỗ Ngày Tết Truyền Thống 3 Miền Đúng Phong Tục

Thảo luận trong 'Ẩm thực Á' bắt đầu bởi HomeStory, 22/6/23.

  1. HomeStory

    HomeStory Member

    Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, gia đình nào cũng đều tất bật chuẩn bị các mâm cỗ ngày Tết đầy đủ, tươm tất, thịnh soạn. Trước là để cúng đưa rước ông bà, sau là để thưởng thức sum vầy bên gia đình ngày cuối năm.

    Tuỳ theo vùng miền mà sẽ có những đặc trưng riêng để chuẩn bị món ăn ngày Tết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nét đặc trưng và cách làm mâm cỗ ngày Tết của từng vùng miền nhé!

    [​IMG]
    Nguyên tắc 8 bát 8 đĩa trong cách bài mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
    So sánh mâm cỗ ngày tết 3 miền Bắc, Trung, Nam
    Ngày Tết cổ truyền thường là dịp đoàn tụ, quay về bên nhau của các thành viên trong gia đình sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, mâm cỗ ngon ngày Tết luôn được chuẩn bị chu đáo hấp dẫn với đầy đủ món ăn mang đậm hương vị đặc trưng vùng miền.

    Mâm cỗ Tết 3 miền thường được sắp xếp long trọng, bài biện đủ món với ý nghĩa mong muốn một năm mới ấm no và hạnh phúc. Ngoài ra, các mâm cỗ Tết cổ truyền còn mang ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đến ông bà tổ tiên. Vì vậy vào đêm giao thừa và 3 ngày đầu năm mới, người Việt nam có truyền thống chuẩn bị mâm cơm để dâng cúng gia tiên. Và mỗi miền đều có cách chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết khác nhau

    Mâm cỗ ngày tết truyền thống miền Bắc – cầu kỳ, sang trọng
    Sự cầu kỳ, chi tiết, tuân thủ nguyên tắc là những yếu tố được người miền Bắc xem trọng, đặc biệt là trong việc nấu nướng và sắp xếp mâm cỗ trong những dịp trọng đại.

    Mâm cỗ ngày Tết truyền thống Miền Bắc thường được bày biện đẹp mắt, hấp dẫn và có nhiều loại món ăn khác nhau. Nguyên tắc trên mâm cơm của người miền Bắc cần có đủ “4 bát – 4 đĩa” đối với những gia đình nhỏ, gia đình lớn cần bài biện “8 bát – 8 đĩa”.

    Những món trong mâm cỗ Tết miền Bắc là sự phối hợp hài hòa và tinh tế về cả hình thức lẫn gia vị của rất nhiều loại món ăn, giữa các món khô và món nước, giữa thịt và rau. Bánh chưng xanh là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết đơn giản miền bắc, kế đó là dưa hành, thịt đông, giò lụa,…

    Mâm cỗ cổ truyền ngày tết miền Trung – đơn giản, tinh tế
    Yếu tố đơn giản và tươm tất là những đặc trưng trong mâm cỗ cổ truyền ngày Tết miền Trung. Do đặc thù về địa lý, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai nên người miền Trung luôn mong muốn có một năm mới sung túc và đầy đủ.

    [​IMG]
    Cách nấu mâm cỗ ngày Tết miền Trung được bài biện đơn giản, ấm cúng
    Các món ăn trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Trung thường là bánh Tét và những món biển như tôm cá vì có thể bảo quản được lâu. Các món cuốn cũng được dân miền Trung ưa chuộng như ram cuốn, thịt luộc, nem lụi, cá hấp, bánh tráng cuốn tôm thịt,…

    Mâm cỗ tết miền Nam – phóng khoáng, tươi mới
    Do người miền Nam chân chất, thật thà phóng khoáng và không bị bó buộc quá nhiều trong lễ nghi nên việc bài biện mâm cúng cũng không quá khắt khe. Mâm cỗ ngày Tết miền Nam được bài trí đơn giản, không cầu kỳ nhưng cũng rất đầy đủ và phong phú các loại món ngon và trái cây mang nét đặc sản vùng miền.

    [​IMG]
    Mâm cỗ ngày Tết miền Nam không cầu kỳ nhưng đa dạng các món ăn
    Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và gia cảnh của từng gia đình mà các món ăn trong mâm cỗ cũng được linh hoạt thay đổi không nhất thiết phải có quá nhiều món ăn.

    Các món ăn mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam thường có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt,… cùng hòa quyện tạo nên nét đặc trưng riêng. Các món ngon trong mâm cỗ Tết miền Nam không thể thiếu thường là bánh Tét, thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, gà luộc…

    Sự khác biệt giữa mâm cỗ ngày tết hiện đại và truyền thống
    Mâm cỗ Tết mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ ngàn xưa. Tuy nhiên, qua thời gian mâm cỗ Tết cũng dần thay đổi và được phát triển ngày càng đơn giản, phù hợp hơn với nhu cầu và đời sống của mỗi gia đình.

    Trong ngày Tết hiện nay, nhiều gia đình Việt không những chuẩn bị các món ăn truyền thống mà còn sáng tạo nhiều món ăn theo sở thích và khẩu vị để mâm cỗ đa dạng hơn.

    [​IMG]
    Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc được kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện đại
    Số lượng các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại thường đa dạng hơn theo nhu cầu của mỗi gia đình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nếu trong mâm cỗ Tết truyền thống không thể thiếu các món như bánh chưng xanh, giò lụa, dưa hành, thịt kho tàu,…thì trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại lại càng chú trọng đến nhu cầu và sở thích nên bổ sung thêm các món hiện đại như súp, canh rong biển, kimbap,…

    Cách bài trí mâm cỗ ngày Tết chuẩn đẹp
    Theo quan điểm của nhiều người sự đầm ấm, sung túc của cả năm sẽ được biểu hiện qua cách bài trí mâm cỗ ngày Tết như mâm cúng ngày 30 Tết, mùng 1 Tết và mâm ngũ quả gia tiên.

    Mâm cỗ cúng ngày 30 Tết
    Mâm cỗ tất niên là một nghi lễ đặc biệt quan trọng trong ngày Tết Nguyên đán mang ý nghĩa đánh dấu một năm kết thúc để chuẩn bị bước sang năm mới.

    Các món ăn trong mâm cỗ cúng ngày 30 Tết thường những món ăn không thể thiếu như bánh Chưng, bánh Tét và các món mặn, luộc, giò chả, rau củ quả xào.

    [​IMG]
    Mâm cỗ cúng ngày 30 Tết của người miền Nam
    Mâm cỗ cúng tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đông đủ, quây quần bên nhau thưởng thức món ăn chào đón năm mới.

    Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết
    Trong ngày đầu năm mới, các gia đình thường làm mâm cỗ chay để tạo phước lành, gieo từ tâm nhân dịp đầu năm và cầu nguyện bình an may mắn cho gia đình cả năm.

    Mâm cỗ chay ngày mùng 1 Tết thường được chuẩn bị đơn giản, không quá cầu kỳ. Các món canh, rau, mặn, xào được phối hợp đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng gia tiên đầu năm được hài hòa nhất.

    [​IMG]
    Mâm cỗ Tết chay cúng ngày mùng 1 đầu năm đơn giản
    Các món chay ngon thường được bố trí trong mâm cỗ ngày mùng 1 Tết thường là: rau củ xào chay, đậu hũ chiên, canh nấm, rong biển, bún xào chay và các món xôi.

    Cách bài mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền
    Mâm ngũ quả là một nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, góp phần làm bàn thờ gia tiên trở nên trang trọng hơn trong dịp Tết cổ truyền. Theo quan niệm ông cha ta, mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố của Ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vì vậy nên mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây với tên gọi và màu sắc khác nhau.

    Trong mâm ngũ quả theo truyền thống thường sẽ có nải chuối xanh đặt ở dưới cùng. Những quả có kích thước lớn như bưởi, dưa hấu, dừa… thường được đặt ở vị trí trung tâm. Xung quanh là các loại quả có kích cỡ nhỏ với màu sắc khác nhau như táo, ớt, quất, nho… Cách bày mâm ngũ quả này thường thấy ở các gia đình Bắc Bộ.

    [​IMG]
    Cách bài mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền miền Bắc – mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
    Mâm ngũ quả của người miền Nam thường được bài trí theo quan điểm “Cầu sung vừa đủ xài”, với mong muốn một năm mới đủ đầy, sung túc. Vì thế, mâm ngũ quả sẽ tương ứng với 5 loại trái cây: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

    Người miền Trung bài trí mâm ngũ quả khá đơn giản, thường là dứa đặt cao nhất, xung quanh được bài xoài, thanh long, táo, nho, quýt…

    [​IMG]
    Mâm ngũ quả trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
    Gợi ý thực đơn mâm cỗ ngày tết đơn giản dành cho bạn
    Những món ngon cho mâm cỗ ngày Tết cổ truyền không chỉ đa dạng về số lượng mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc. HomeStory sẽ gợi ý mâm cỗ ngày Tết đơn giản, dễ thực hiện với cách nấu nhanh chóng nhé!

    Tuy mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng văn hóa khác nhau, nhưng vẫn có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là 9 món ngon cho mâm cỗ ngày tết không thể thiếu cho cả 3 miền bạn nên biết:

    Bánh Chưng, bánh Tét:
    Bánh Chưng, bánh Tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Mâm cỗ Tết 3 miền, được làm từ những nguyên liệu sẵn có của mỗi nhà. Ngoài ra, hai loại bánh này còn thể hiện lòng biết ơn của người dân Việt Nam khi trời đất đã tạo điều kiện thuận lợi để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    Thịt kho tàu
    Đây là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân miền Nam. Thịt kho tàu với sự hòa quyện của 3 hương vị chính là thịt kho, trứng, nước dừa và các loại gia vị đặc trưng đem lại sức hấp dẫn khó cưỡng của món này. Thịt kho tàu ăn cùng cơm trắng và dưa muối các loại sẽ mang lại dư vị khó quên cho bạn.
  2. thaivuminh

    thaivuminh Member

Chia sẻ trang này