Choáng ngợp trước ngành nông nghiệp hiện đại của Nhật Bản

Thảo luận trong 'Tuyển dụng' bắt đầu bởi Linh1206, 21/11/16.

  1. Linh1206

    Linh1206 New Member

    Đã không ít lần tôi nghe kể, nông dân ở đây khi ra thăm ruộng thường đi bằng ô tô. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên đến Nhật Bản năm 2006 và đến ở nhà một người dân sống tại thành phố Suzuka trong chương trình homestay của Diễn đàn về an toàn giao thông do Công ty Honda tài trợ.

    Lúc chia tay, hai vợ chồng người Nhật bảo tôi: "Lần sau có ghé nước Nhật thì hãy đến thăm chúng tôi, nhà ở thì thoải mái (họ có hai căn nhà ngay sát nhau), xe cộ thì hơi thiếu một chút, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp". Sẽ không có gì đáng nói vì họ có đến hai chiếc ô tô đỗ trước nhà, và đang sống ở vùng nông thôn của Nhật Bản, xung quanh nhà là ruộng lúa vừa mới cấy.

    Cũng bởi vậy, tôi đã không mấy ngạc nhiên khi tháp tùng đoàn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Ibaraki của Nhật Bản và được nghe giới thiệu: "Những nông dân mặc complet đứng đằng kia sẽ giới thiệu cho Ngài Chủ tịch cùng đoàn các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất ở đây".

    Và những gì được chứng kiến tại đây khiến những người xuat khau lao dong nhat ban như chúng tôi phải khâm phục người Nhật cùng nền nông nghiệp Nhật Bản.

    [​IMG]

    Nông dân làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Ibaraki không trồng dâu tây từ hạt mà từ thân cây. Nếu như cách trồng dâu tây truyền thống là vun đất vào mầm cây thì ở đây, họ sử dụng trấu, ngăn cách với một hệ thống giữ nước ở dưới, để khi tưới phân và nước lên trấu, nước chảy xuống thì họ lại bơm ngược trở lại lên trên. "Hệ thống tuần hoàn này giúp cho nông dân không phải vất vả mà lại tiết kiệm nước và phân bón", đại diện nông dân tại Trung tâm nói.

    Ngành nông nghiệp Nhật áp những những công nghệ hàng đầu thế giới

    Ngoài ra, họ sử dụng tia tử ngoại để giữ ấm cho đất và cho quả dâu tây chất lượng tốt hơn.

    Tia tử ngoại cũng được nông dân ở đây sử dụng để chiếu vào hạt và bông hoa để các loại hoa có màu sắc đẹp hơn, bông hoa có kích thước to hơn. Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước, Trung tâm đã giới thiệu loại hoa hồng màu trà xanh được bán giá cao nhất ở Tokyo - 500 yên/bông (khoảng 5USD), có nơi bán đến 1.500 yên/bông. Còn với cà chua, nông dân có kỹ thuật đo được cả độ đường để điều chỉnh một cách thích hợp (thường là 90 độ). Năng suất trồng cà chua cũng rất đáng nể: 150 tấn/ha.

    Theo lời giới thiệu tại Trung tâm Máy Nông nghiệp Ibaraki, trồng lúa ở Nhật Bản đáng để bất kỳ nông dân nào ở Việt Nam có ý định tham gia chuong trinh xuat khau lao dong nhat ban cũng phải mơ ước.

    Với mục đích cung cấp gạo có độ an toàn cao, nông dân bắt đầu từ khâu phân tích thổ nhưỡng để cung cấp lượng chất phù hợp mà đất cần (công nghệ phân tích thổ nhưỡng cũng được áp dụng với các sản phẩm khác để kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật). Sau đó, họ sử dụng máy kéo, máy đánh tơi đất, máy bừa, máy làm phẳng đất, thậm chí có cả máy be bờ để làm bờ ruộng cao, chắc chắn để giữ nước trong ruộng.

    Khi đã làm đất xong, họ sử dụng máy cấy hoặc máy gieo hạt để cấy mạ hoặc gieo hạt trực tiếp trên ruộng đã được làm tơi xốp. Có trường hợp, hạt giống còn được bọc lại để tránh bị chim ăn. Điều thú vị là máy gieo hạt có thể áp dụng trồng nhiều loại hạt ngũ cốc khác như đậu tương, lúa mì, lúa mạch. Và việc gieo, cấy bằng máy cũng giúp cho luống đều hơn, độ chính xác cao hơn. Để phòng trừ sâu hại, họ dùng máy bay mô hình cỡ nhỏ phun thuốc trừ sâu. Đến lúc thu hoạch, họ dùng máy gặt đập liên hợp. Gạo được lưu kho dưới dạng gạo lứt, đến khi tiêu thụ mới đưa đến cơ sở xay xát rồi bán ra thị trường. Sản phẩm bán ra có tên gọi, xuất xứ, thời gian trồng cấy, tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng.

    Thăm Nhà máy chế biến rau sạch Asashi mới thấy Nhật Bản rất chú ý tới an toàn thực phẩm. Nhà máy được thành lập từ năm 1978 này thường mua rau của nông dân trong vùng về chế biến sạch sẽ, cắt nhỏ, đóng gói và bán ra ngoài siêu thị. Tuy giá rau cao gấp ba lần bình thường nhưng khách hàng vẫn rất chuộng rau của nhà máy, vì không những sạch, khi mua về không cần phải cắt, rửa mà chỉ việc xào nấu luôn. Theo Giám đốc nhà máy, khi mới thành lập, nhà máy chỉ bán được vài nghìn gói/ngày nhưng hiện công suất đã lên đến hàng trăm nghìn gói/ngày. Một điểm đặc biệt nữa là, với lượng rau thừa bị cắt đi, nhà máy đóng gói và chuyên chở về cho nông dân sử dụng làm phân bón tránh lãng phí.

    Ibaraki là tỉnh nông nghiệp lớn thứ hai trong tổng số 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Nhưng về phát triển công nghiệp thì số nhà máy xây mới của Tỉnh cũng đứng đầu trên toàn nước Nhật. Tỉnh cách Tokyo điểm gần nhất 35km, điểm xa nhất 1.000 km, địa hình bằng phẳng, giao thông lại thuận tiện. Đây cũng là nơi có hai thành phố nổi tiếng: Tsukuba - thành phố khoa học có nhiều nhà nghiên cứu robot, công nghệ nano… và thành phố công nghiệp Hitachi - nơi sản sinh ra tập đoàn nổi tiếng Hitachi.

    Không chỉ biết thêm kinh nghiệm cụ thể, chi tiết trong quá trình làm nông, chúng tôi cũng khá ngỡ ngàng khi được biết, tổng thu nhập hàng năm của tỉnh Ibaraki vào khoảng 150 tỷ USD (tương đương GDP Việt Nam), trong khi dân số chỉ khoảng 3,5 triệu người.

    Với những thỏa thuận vừa ký kết giữa lãnh đạo hai nước về tăng cường hợp tác nông nghiệp, hy vọng nông dân Việt Nam tại trung tam xuat khau lao dong nhat ban tai ha noi sẽ có ngày giảm mức lao động chân tay khi làm ruộng. Để giấc mơ nông dân lái ô tô ra thăm ruộng hoặc đứng từ xa điều khiển máy gieo hạt, máy cấy thay vì chăng dây, xắn quần lội ruộng như xưa không còn quá xa vời…

    [VIDEO]

Chia sẻ trang này