Chế độ dinh dưỡng cho người ăn chay hàng ngày

Thảo luận trong 'Ẩm thực Á' bắt đầu bởi phanthaoly, 6/4/18.

  1. phanthaoly

    phanthaoly New Member

    Ăn chay được xem như một giải pháp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Đối với những người ăn chay việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết những dinh dưỡng nào là cần thiết đối với người ăn chay chưa? Cùng đọc bài viết dưới đây để rõ hơn nhé!

    I. 4 nhóm chất thiết yếu trong dinh dưỡng cho người ăn chay.


    Có vô số những câu hỏi đưa ra như ăn chay thế nào cho đúng? hay những nhóm chất nào cần được đưa vào thực đơn ăn chay hàng ngày? Các chuyên gia dinh dưỡng đã có giải đáp rằng: Các thực phẩm hàng ngày của chúng ta được chia ra làm 4 nhóm chính dựa trên thành phần dinh dưỡng thiết yếu của chúng, bao gồm:

    – Nhóm chất bột đường

    – Nhóm chất đạm

    – Nhóm chất béo

    – Nhóm Vitamin và khoáng chất.

    Trong số đó, có 3 nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho hầu hết các hoạt động sống của cơ thể con người, đó là chất bột đường, đạm và chất béo. Bởi vậy, nếu ví cơ thể con người giống như một chiếc xe, thì ba chất thiết yếu kể trên chính là nhiên liêụ.

    Để giúp các tín đồ ăn chay có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thông qua những loại thức ăn thanh đạm, chúng tôi xin đưa ra bảng dinh dưỡng cho người ăn chay hàng ngày để tín đồ có thể tham khảo.

    1. Chất bột đường (gluxit/carbohydrat)

    [​IMG]

    Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt của các hoạt động và chức năng quan trọng nhất đối với cơ thể. Loại chất dinh dưỡng cho người ăn chay này có vai trò cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh đồng thời điều hòa hoạt động của cơ thể và nhiều công dụng khác.

    Một khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng phải đảm bảo có từ 60% đến 65% nhóm thức ăn cung cấp các chất bột đường. Việc đảm bảo đủ chất bột đường không hề khó khăn đối với người ăn chay bởi chất này chủ yếu có trong ngũ cốc (yến mạch, hạt kê), lương thực (gạo, lúa mì…) và các loại củ như khoai lang, khoai môn…

    2. Chất dinh dưỡng đạm (protein)

    [​IMG]

    Protein là một chất cần thiết cho cơ thể, bởi nó giúp tăng trưởng và duy trì hoạt động sống của cơ thể, thiếu đạm cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Trung bình mỗi ngày, chúng ta cần cung cấp cho cơ thể 50-60 gam chất Protein.

    Đối với chế độ dinh dưỡng cho người ăn chay, Protein được cung cấp qua một số loại thực phẩm như: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, sữa, các sản phẩm từ sữa và trứng…

    3.Chất béo (Lipid) – Dinh dưỡng cho người ăn chay

    [​IMG]

    Đây là loại chất cung cấp năng lượng cho cơ thể ở dạng “đậm đặc” nhất, bởi 1 gam chất béo tương đương với 9kcal năng lượng.

    Mặc dù việc chất béo tích trữ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa cân, nhưng chúng ta lại không thể bỏ qua loại chất dinh dưỡng này bởi chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ hấp thu các vitamin, tham gia giúp sức cho sự phát triển của các tế bào não bộ và hệ thần kinh.

    Chất béo có nhiều trong các loại dầu, mỡ, bơ. Tuy nhiên mỡ động vật là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách “kiêng kỵ” của người ăn chay. Vì vậy để bổ sung chất béo cho cơ thể, bạn có thể chế biến thực phẩm với lượng vừa phải dầu thực vật hoặc dùng thêm các thực phẩm chức năng khác theo chỉ định của chuyên khoa.

    4. Nhóm các vitamin và khoáng chất

    Nhu cầu thiết yếu của cơ thể yêu cầu chúng ta phải cung cấp đủ hơn 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất khác nhau. Trong số đó, các khoáng chất cần thiết nhất phải kể tới là canxi, sắt, iod, kẽm, vitamin B12.

    Tuy nhiên, đây cũng là những vitamin và khoáng chất mà người ăn chay dễ bị thiếu hụt nhất nếu không có chế độ dinh dưỡng cần bằng.

    + Chất dinh dưỡng sắt

    [​IMG]Vừng là một trong những loại thực phẩm thực vật chứ chất Sắt

    Sắt là một thành phần của huyết cầu tố và các men cần cho sự chuyển hóa thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng cho người ăn chay, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn chay trường thường thiếu sắt, bởi sắt phần lớn có trong các loại thực phẩm động vật. Người thiếu sắt thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau đầu, da tái,…

    Nếu bạn đang có những dấu hiệu kể trên thì nên bổ sung vào mâm cơm của mình những thực phẩm giàu sắt như: rau muống, mộc nhĩ, đậu đỏ, đậu đen, hạnh nhân, hạt sen, hạt vừng, rau câu, trái cây khô (nho, mơ, mận),…Bạn cũng cần lưu ý, sắt từ nguồn thực vật hấp thu kém hơn so với từ nguồn động vật. Vì vậy, để tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể, bạn nên dùng kèm với các thực phẩm có Vitamin C.

    + Chất dinh dưỡng canxi

    [​IMG]
    Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt cho người ăn chay

    Canxi không chỉ là nguyên liệu duy trì cho hệ xương và răng vững chắc, mà canxi còn tham gia vào các hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày chúng ta cần dung nạp vào cơ thể 1000-1200 mg canxi. Nếu lượng canxi bạn cung cấp thấp hơn con số này trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng xương yếu, dễ bị gãy và loãng xương.

    Cung cấp canxi qua các loại thực phẩm như: sữa đậu nành, ngũ cốc, nước cam, bông cải xanh, củ cải xanh, rong biển, tảo,…sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho người ăn chay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lượng canxi bổ sung qua thực phẩm chay chỉ mới đáp ứng ½ lượng canxi cơ thể cần. Vì vậy, nguồn cung cấp canxi tốt nhất vẫn là sữa.

    + Chất dinh dưỡng kẽm

    [​IMG]

    Kẽm là vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, tác động đến sự tăng trưởng và hoạt động của hệ miễn dịch. Thiếu kẽm cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, hay ốm vặt, suy yếu hệ miễn dịch. Vì vậy, bổ sung kẽm cho bữa ăn là điều cần thiết.

    Kẽm có nguồn gốc thực vật có nhiều trong các loại hạt. Chế độ dinh dưỡng cho người ăn chaynên có các loại đậu, mầm lúa mì, hạt bí ngô, khoai lang, củ cải, đậu tương, cà rốt, rau ngót, hạt vừng,…

    + Chất dinh dưỡng vitamin B 12, Iod

    Vitamin B12 là chất dễ bị thiếu hụt trong dinh dưỡng cho người ăn chay nếu chúng ta không biết tìm nguồn thay thế. Vitamin B12 có nguồn gốc thực phẩm thực vật như: sữa đậu nành, đậu hũ, bột ngũ cốc,…Trong đó, đặc biệt đậu hũ là nguồn cung cấp Vitamin B12 tốt nhất dành cho người ăn chay.

    Iod cũng là một chất không thể xem nhẹ với sức khỏe của người ăn chay. Iod tham gia tạo tuyến hormone tuyến giáp, giúp điều hòa các quá trình chuyển hóa và chức năng sống. Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 150mcg Iod. Những loại thực phẩm chứa Iod có thể kể tên như: muối chứa Iod, tảo biển, tảo bẹ, nấm mỡ, khoai tây, rau cải,…

    Việc hiểu về bản chất dinh dưỡng cho người ăn chay, giúp người ăn chay cung cấp, cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho sức khỏe của mình cũng như người thân.


    II. Những lưu ý về dinh dưỡng cho người ăn chay

    Bất kỳ một chế độ ăn chay nào các bạn cũng phải đa dạng những thực phẩm và có đủ các chất calo để phục vụ nhu cầu năng lượng của bạn.
    + Giữ chế độ ăn đồ ngọt và thức ăn béo ở mức tối thiểu. Những thực phẩm này ít chất dinh dưỡng và năng lượng cao.
    + Chọn tất cả hoặc 1 phần là những sản phẩm ngũ cốc chưa tinh luyện, hoặc sử dụng những sản phẩm ngũ cốc với bổ sung hoặc làm giàu khoáng chất.
    + Hãy ăn nhiều loại trái cây và rau quả, bao gồm các chiếc thực phẩm giàu vitamin A và C.
    + Nếu như bạn dùng sữa hoặc những sản phẩm sữa, chọn những loại thực phẩm không có nhiều chất béo và hoặc những cái chất béo tốt.


    III. Gợi ý cho bạn thực đơn dinh dưỡng cho người ăn chay


    • Thực đơn cho ngày thứ nhất:
    + Bữa sáng: Mì bò viên chay

    + Bữa trưa: Cơm, canh mướp đắng, đậu hũ chiên, bưởi

    + Bữa tối: Cơm, canh rau ngót nấu nấm, mít non kho, bưởi

    + Các bữa phụ trong ngày: Sữa đậu nành, xoài chín

    • Thực đơn cho ngày thứ hai:
    +Bữa sáng: Bún trộn chay

    + Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ, đậu hũ kho, dưa hấu

    + Bữa tối: Cơm, canh bí xanh, nấm kho, dưa hấu

    + Các bữa phụ trong ngày: Dâu tây, sữa chua hoa quả

    • Thực đơn cho ngày thứ ba
    + Bữa sáng: Mì ý chay

    + Bữa trưa: Cơm, đậu phụ xốt cà chua, canh cải, táo

    + Bữa tối: Cơm, mướp đắng hầm, canh cải thảo, táo

    + Các bữa phụ trong ngày: Sữa chua không đường, dưa hấu.

    • Thực đơn cho ngày thứ tư:
    + Bữa sáng: Bánh mì phết bơ đậu phộng

    + Bữa trưa: Cơm, đậu rang, canh chua, mận

    + Bữa tối: Cơm, canh mồng tơi, đậu hũ thập cẩm, mận.

    + Các bữa phụ trong ngày: Sữa đậu nành, thanh long.

    • Thực đơn cho ngày thứ năm:
    + Bữa sáng: Bánh bao chay, sữa đậu

    + Bữa trưa: Cơm, bầu luộc, rau xào, xoài

    + Bữa tối: Cơm, canh bí, khoai tây xào, xoài

    + Các bữa phụ trong ngày: Ngũ cốc pha sữa.

    Với những thông tin cũng như gợi ý về cách cân bằng dinh dưỡng và thực đơn ăn chay được khuyến nghị, hy vọng các bạn sẽ có được những bữa cơm chay vừa thơm ngon vừa đủ chất trên bàn ăn của gia đình mình.
  2. itcviet

    itcviet Active Member

Chia sẻ trang này