Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cách nào hiệu quả?

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi tinhaymoingay2019, 26/2/18.

  1. Theo Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Việt Nam là một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Suy dinh dưỡng ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng nặng và gặp các vấn đề như: Thấp lùn, chậm phát triển ý thức và trí tuệ, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thậm chí là tử vong. Vậy cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em thế nào, nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thế nào hiệu quả?

    cham-soc-tre-suy-dinh-duong
    Cần phát hiện trẻ suy dinh dưỡng sớm để có chế độ chăm sóc hiệu quả

    Cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em

    – Các bà mẹ nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng rồi đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng, biểu đồ này thường được đính kèm trong sổ khám bệnh của trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân đo hàng tháng, trẻ trên 2 tuổi 3 tháng cân đo 1 lần. Nếu trẻ đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống là có nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao.

    – Các bà mẹ không có điều kiện cân đo con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng. Khi thấy con mình nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt, chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám xem trẻ có suy dinh dưỡng không và can thiệp kịp thời.

    – Lưu ý: Các bà mẹ không nên thấy con mình nhỏ hơn con người khác đã kết luận con bị suy dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, khiến bé sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em và cần đưa trẻ đi khám để xác định rõ hơn.

    Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

    – Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Trẻ thiếu hoặc không có sữa mẹ, cai sữa mẹ sớm; ăn dặm không đúng cách; cha mẹ chưa biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ, chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị, lứa tuổi của trẻ.

    – Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, biến chứng sau các bệnh như sởi, lỵ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn.

    – Trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn; trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.

    Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao
    Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao cần tăng lượng protein trong bữa ăn hàng ngày

    – Tăng lượng protein: Với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

    – Tăng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Khi chế biến phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

    – Tăng bữa ăn: Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, ăn nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.

Chia sẻ trang này