Các bộ phận hợp thành của một hình kinh doanh

Thảo luận trong 'Giao lưu' bắt đầu bởi viet quoc, 24/2/22.

  1. viet quoc

    viet quoc Member

    Các bộ phận hợp thành của một hình kinh doanh

    Mô hình kinh doanh (Business Model) đây là một thuật ngữ kinh tế. Khái niệm về mô hình kinh doanh là gì đã được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Đây có thể là một văn bản tổng quan về các kế hoạch phát triển trong tương lai của một tổ chức hoặc của doanh nghiệp. Còn có người lại cho rằng “Mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận” hoặc là một cấu trúc để hỗ trợ khả năng tồn tại của sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức kinh doanh đặt ra. Dù được hiểu theo những cách nào đi nữa thì khái niệm này cũng phải hướng đến hai yếu tố chính đó là doanh thu và sự phát triển.
    [​IMG]
    Mặc dù các mô hình kinh doanh được triển khai khác nhau, nhưng chúng vẫn có các thành phần chung dưới đây.

    Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng
    Đây là yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong một mô hình kinh doanh. Xác định được phân khúc khách hàng cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp muốn sở hữu. Nhóm khách hàng này có thể là một thị trường đại chúng (mass market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market) hoặc thị trường ngách (niche market).

    Xem thêm nội dung khác tại đây!

    Phân khúc khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về việc xây dựng và phát triển các sản phẩm tiếp theo.

    Customer Relationships (CR) - Quan hệ khách hàng
    Được hiểu là các mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các khách hàng của mình. Nó thường được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như là các chương trình tri ân khách hàng cũ; tích điểm cho khách hàng của mình; quà tặng cho những khách hàng mới;....

    Value Propositions (VP) - Giải pháp giá trị
    Đây là những giá trị mà doanh nghiệp đã và đang đem lại cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm những thế mạnh của một doanh nghiệp, khiến cho người dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của bạn thay vì sử dụng sản phẩm của các đối thủ khác.

    Channels (CH) - Các kênh kinh doanh
    Mô tả các kênh truyền thông và phân phối để đưa các giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với khách hàng. Có rất nhiều các kênh kinh doanh khác nhau, bao gồm kênh các phân phối cách trực tiếp, kênh phân phối cách gián tiếp hay các kênh bán hàng để online,...

    Mỗi kênh nên tạo ra các ý tưởng để thực hiện các chiến lược marketing riêng và độc đáo. Doanh nghiệp cần phải tập trung nhân lực vào các kênh mà sản phẩm của họ được khách hàng chào đón và sử dụng nhiều, tuy nhiên, vẫn không quên đánh giá các xu hướng hành vi mua sắm thay đổi qua từng thời kỳ của khách hàng của mình.

    Revenue Streams (R$) - Dòng doanh thu
    Đây là luồng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Qua đó có thể đánh giá được phân khúc khách hàng có thực sự lý tưởng và phù hợp với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra hay không.

    Tìm hiểu thêm nội dung khác tại: mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất

    Key Resources (KR) - Nguồn lực chủ chốt
    Đây là các nguồn lực rất quan trọng để phục vụ cho các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Được chia ra thành các nguồn lực vật lý (ví dụ như là tài nguyên môi trường), nguồn lực về tri thức (ví dụ như là bằng sáng chế), nguồn nhân lực và tài chính.

    Trong thời đại 4.0 như hiện nay thì bạn nên tận dụng tối đa những lợi ích của các kênh online để phục vụ cho mô hình kinh doanh của mình và phát triển hiệu quả các giá trị sản phẩm một cách tốt nhất.

    Key Activities (KA) - Hoạt động trọng yếu
    Đây là các hoạt động được đánh giá là rất cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng mọi nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp của mình và qua đó sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Và đương nhiên các hoạt động này cũng phải phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp.

    Key Partnerships (KP) - Đối tác chính
    Đây là các đơn vị hợp tác sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hợp tác cùng phát triển cho một mục tiêu kinh doanh. Được phân chia như sau: đối tác chiến lược không có cạnh tranh lẫn nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, đối tác cùng nhau đầu tư, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty của mình.

    Cost Structure (C$) - Cơ cấu chi phí
    Đây được coi là các chi phí cần thiết để có thể duy trì, phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh. Cơ cấu các chi phí này cần được tính toán một cách chi tiết và tối ưu nhất, nếu không doanh nghiệp sẽ phải gặp rất nhiều vấn đề khó khăn khi mô hình kinh doanh đi vào hoạt động.

    Kết luận
    Như vậy, bạn cần phải đảm bảo rằng các yếu tố trên để xây dựng mô hình kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp và linh hoạt nhất. Nên phải nhớ rằng, chất lượng của sản phẩm thôi là chưa đủ, nếu bạn có được những định hướng rõ ràng, cụ thể thì chặng đường đi đến thành công sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh và những điều cần lưu ý

Chia sẻ trang này