Cách áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Thảo luận trong 'Phần mềm' bắt đầu bởi hanhnguyenneee, 30/5/23.

  1. Trong kinh doanh, hiệu ứng cánh bướm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi đột phá và phát triển bền vững. Ý tưởng rằng một sự thay đổi nhỏ, thậm chí không đáng kể, có thể tạo ra những tác động lớn và không thể đoán trước được đã trở thành một nguyên lý quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự ảnh hưởng của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh và cách sử dụng nó để thúc đẩy sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Hiệu ứng cánh bướm là gì?
    Cụm từ Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) được dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý, là phép ẩn dụ với ý nghĩa: trong cuộc sống, một hành động hoặc quyết định nhỏ tưởng chừng vô nghĩa nhưng có thể sẽ đem tới kết quả không thể tưởng, mang lại kết quả rất lớn thậm chí thay đổi cả lịch sử, tạo nên số phận của một con người hoặc của cả doanh nghiệp.

    Khái niệm này được hình thành bởi nhà toán học và khí tượng học về lý thuyết hỗn loạn Edward Lorenz. Vào những năm 1960, Lorenz triển khai mô hình toán học giúp dự báo thời tiết trên máy tính. Trong quá trình nhập dữ liệu, để tính toán nhanh hơn ông đã làm tròn các con số. Thay vì nhập 0,506127, ông đã làm tròn thành 0,506. Mặc dù con số làm tròn rất nhỏ, tuy nhiên kết quả sau khi làm tròn dữ liệu lại khác xa so với kết quả của giá trị gốc ban đầu, ảnh hưởng tới kết quả dự báo thời tiết cuối cùng. Điều này cho thấy một sự thay đổi nhỏ có thể thay đổi một kết quả lớn.

    Từ sai lầm này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình.

    Và từ đây, Edward Lorenz đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể gây ra sự biến đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý.

    >>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các hiệu ứng tâm lý khách hàng giúp gia tăng doanh số

    Ứng dụng thực tế của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
    Trong cuốn sách “The Butterfly Effect in Competitive Markets” - Hiệu ứng cánh bướm trong thị trường cạnh tranh, Tiến sĩ Rajagopal viết rằng hầu hết các công ty toàn cầu đang thâm nhập vào các phân khúc thị trường dưới cùng của kim tự tháp bằng cách đưa ra những thay đổi nhỏ về công nghệ, nhận thức về giá trị, chiến lược marketing mix và đồng thời thúc đẩy sản xuất trên quy mô lớn đến mức không thể tưởng tượng được để tạo ra tác động lớn trên thị trường.

    NestleNestle, Apple và Samsung đã thực hiện hiệu ứng này xuyên suốt trong quá trình tăng trưởng kinh doanh của họ. Bằng cách nắm bắt nhịp đập của người tiêu dùng, các công ty này đã thúc đẩy những thay đổi nhỏ trong chiến lược kinh doanh của họ, từ đó tạo ra những thay đổi lớn.

    Những hiệu ứng nhỏ đó được thể hiện trong các chiến lược của họ quan đến sản xuất, giá cả, địa điểm, khuyến mãi, sự phổ biến để giành được thị phần và lợi nhuận cao hơn trong một thời gian ngắn. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, những thay đổi nhỏ không ngừng là cách hiệu quả nhất để tạo ra cơn bão cánh bướm. Những lần lặp lại này giúp người tiêu dùng tương tác trong khi vẫn giữ được bản sắc thương hiệu.

    Hiệu ứng cánh bướm trong Marketing
    Hiệu ứng cánh bướm cũng được xem là một trong bảy hiệu ứng tâm lý thường được áp dụng trong Marketing. Hiện nay, các phương tiện truyền thông chính là công cụ giúp hiệu ứng cánh bướm trong Marketing hoạt động hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh này, thực hiện tạo những nội dung độc đáo để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

    Những thông tin, tin tức được lan truyền trên mạng xã hội được lan truyền rộng rãi chính là hiệu ứng cánh bướm. Nếu thông tin của bạn nội dung có độ viral, chúng sẽ được lan truyền nhanh chóng giúp nhiều người biết tới thương hiệu hơn.

    Tuy nhiên, khi áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong Marketing, bạn không thể đoán trước hay kiểm soát kết quả. Vì vậy, hãy đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị, quảng cáo của bạn có chủ đích tốt, phù hợp với các giá trị thương hiệu và được thực hiện đúng cách để phát huy tối đa sức mạnh từ hiệu ứng tâm lý này.

    Bộ công cụ hỗ trợ marketing hiệu quả GoSELL: Nền tảng hỗ trợ quản lý và bán hàng đa kênh GoSELL được xem là nền tảng quản hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ tích hợp những tính năng chuyên biệt cho các nhà bán hàng, mà còn tích hợp bộ công cụ marketing gia tăng doanh thu hiệu quả: landing page, Facebook Pixel, Email marketing, Google Analytics, Google Tag Manager, Google Smart Shopping, Thông báo đẩy, Phân tích báo cáo, Flash sale,...

    Những ví dụ cụ thể về hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
    Thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản – Toyota được xem là một ví dụ điển hình nhất. Có thể bạn chưa biết thì người “khai sinh” ra thương hiệu này thực tế lại là một người thợ mộc. Trong một chuyến công tác đến ỹ, Sakichi Toyoda đã nhận thấy rằng đất nước cờ hoa có rất nhiều ô tô trong khi đó quê hương của ông thì lại không. Với lòng tự tôn của một người Nhật, khi trở về ông đã quyết tâm tự sản xuất ra những chiếc xe “Made in Japan”. Tất nhiên, khởi nguồn ban đầu cũng không dễ dàng chút nào. Nhất là khi lúc bấy giờ “Made in Japan” cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm chất lượng kém, không thể sánh bằng các sản phẩm đến từ thị trường Mỹ hay Châu âu.

    Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì có đến nay Toyota đã trở thành một thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản.

    Với những nỗ lực mạnh mẽ, cha đẻ của hãng xe Toyota - ông Sakichi Toyoda đã tạo ra thành công thương hiệu ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới

    Hay tại Hàn Quốc, ông chủ hãng xe hơi Huyndai – Chung Ju Yung cũng mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho những chủ đề được thảo luận về ý chí, kinh doanh, sự thay đổi của mọi người. Đây được coi là “cánh bướm” đã giúp thay đổi cả nền kinh tế của Hàn Quốc, trở thành động lực để biết bao doanh nhân phấn đấu.

    Ông Chung Ju Yung - cố chủ tịch tập đoàn Huyndai cũng mang là nguồn cảm hứng to lớn cho quốc tế về ý chí kinh doanh của ông

    Còn tại Mỹ, một thương hiệu nổi tiếng cũng được bắt đầu một ý tưởng được mọi người coi là “điên rồ” của Steve Job – Apple cũng đã trở thành một thương hiệu đang đứng trên đỉnh cao của sự thành công.

    Hiệu ứng cánh bướm đã chứng minh sức mạnh và tiềm năng trong kinh doanh. Một thay đổi nhỏ có thể tạo ra tác động lớn và không thể đoán trước được, mở ra những cơ hội mới và thay đổi cảnh quan kinh doanh. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu ứng cánh bướm và cách áp dụng nó để tạo ra những ảnh hưởng tích cực và tăng trưởng bền vững trong doanh nghiệp của mình.

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này