Các bước thực hiện quy trình kế toán trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Đặt quảng cáo DMEC' bắt đầu bởi trungtamgec, 14/7/18.

  1. trungtamgec

    trungtamgec Member

    Quy trình kế toán tổng hợp là các bước công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định trong thực tiễn làm kế toán. Quy trình kế toán tổng hợp rất quan trọng ở bất kỳ Doanh nghiệp nào. Quy trình này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về quy trình hoạt động của từng nhân viên từ đó bạn có thể ra quyết định chính xác cho việc tái cấu trúc lại bộ phận kế toán để hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có những quy định chặt chẽ để quản lý thu chi tiền và tài sản hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát.

    1. Nội dung của quy trình kế toán tổng hợp
    Chúng ta dễ dàng biết rằng, quy trình của một kế toán tổng hợp được tích lũy và tổng hợp từ các phòng ban, qua các nghiệp vụ phát sinh cho đến khi ra được bài báo cáo cuối cùng theo các quy trình sau:

    [​IMG]

    2. Các bước thực hiện quy trình kế toán
    Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

    Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh hàng ngày tại doanh nghiệp sẽ được tổng hợp lại từ các phòng ban trước khi tiến hành lập chứng từ gốc, ví dụ như:
    - Nghiệp vụ Chi lương cho Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
    - Nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mà chưa thu tiền
    Bước 2: Lập chứng từ gốc
    Sau khi có một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán tiến hành lập chứng từ gốc. Đây là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch.
    Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc
    Sau khi kế toán tổng hợp các nghiệp vụ và lập chứng từ gốc, thì chứng này sẽ được chuyển vào phòng kế toán để kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ trước khi trình lên kế toán trưởng.
    Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán
    Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ bắt đầu ghi chép chúng vào Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết.
    Bước 5: Sắp xếp chứng từ
    Chứng từ sẽ dược sắp xếp theo thứ tự từ chứng từ kế toán lập đến chứng từ được tổng hợp từ những phòng ban khác
    Bước 6: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)
    Cuối kỳ, thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng bắt buộc kế toán phải làm ngoài các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đtã được ghi sổ. Mục đích của Công việc này nhằm xác định số dư của tài sản và nguồn vốn cũng như xác định được lãi lỗ trong kỳ của công ty.
    Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư
    Sau khi kiểm tra và thực hiện tất cả các bước trên, số cái sẽ được khóa, sẽ không thể sửa đổi và từ số cái này sẽ lập báo cáo tài chính cuối cùng.
    Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh
    Dựa vào Sổ cái và sổ chi tiết được khóa sổ tại bước 7. Kế toán tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn Tổng quát về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa. Sau đó, kế toán kết hợp Bảng cân đối số phát sinh, Mở Sổ cái và Sổ chi tiết tiết để tiến hành thực hiện báo cáo tài chính
    Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
    Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính gồm bốn biểu mẫu báo cáo. Đó là : “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”.
    Đồng thời kế toán sẽ lập “Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp” và “quyết toán thuế thu nhập cá nhân” để nộp Cho cơ quan thuế chủ quản.
    Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho Cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu nộp quá thời hạn sẽ bị Cơ quan thuế phạt về hành vi chậm nộp (Lãi nộp chậm 0.05%/ ngày).

    3. Để làm được các nghiệp vụ, bạn cần những gì?
    - Với nhiều nghiệp vụ phát sinh trong quy trình kế toán, bạn phải là một người vững vàng về các nghiệp vụ kế toán, thực hiện công việc một cách chính xác, nhanh chóng, vì một vấn đề điều yêu cầu bạn phải vừa tổng hợp vừa phải lập chứng từ, lập báo cáo, nếu bạn có thể làm những công việc này một cách nhanh chóng, bạn sẽ có nhiều thời gian để kiểm tra cũng như lập báo cáo một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn, từ đó bạn có thể chiếm được lòng tin của cấp trên và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai. Và để có được những nghiệp vụ vững chắc này bạn cần tham gia học kế toán ở những trung tâm đào tạo ngắn hạn để nâng cao chính mình. Với hệ thống chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM và đã liên kết với Trung tâm TVĐT Kinh Tế Toàn Cầu (GEC - website: gec.edu.vn) để chiêu sinh và đào tạo các lớp nghiệp vụ kế toán ngắn hạn, nhằm giúp các bạn thực hiện các quy trình trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.

    Nguồn: http://www.ketoantruonghcm.com/2018/07/cac-buoc-thuc-hien-quy-trinh-ke-toan.html

Chia sẻ trang này