Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, Bộ trưởng sở Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn vừa được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những yêu cầu của Quốc hội với ngành giáo dục. Bộ trưởng Nhạ cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả quan trọng. Chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Năm 2017, ngành giáo dục đã chính thức hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường tăng, trẻ em vùng dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, trẻ em khuyết tật được tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được các địa phương đặc biệt quan tâm, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất được các địa phương cơ bản thực hiện nghiêm túc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thực hiện từ năm 2018 nhằm giúp trẻ mầm non có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường. Bộ trưởng đánh giá, chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng lên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn để các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; rà soát giảm các cuộc thi, hội thi để giảm áp lực đối với giáo viên, học sinh. Báo cáo của Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ đã ban hành các quy định nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học Vẫn trong phần kết quả, Bộ trưởng cho biết, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Tính đến ngày 15/4/2018, đã có 248 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đáng chú ý, 4 trường đại học đã được hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học. 2 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á. 5 trường có tên trong danh sách những trường tốp đầu của châu Á, 3 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars. Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đánh giá, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển. "Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao", Bộ trưởng báo cáo Quốc hội. Bộ trưởng cho biết, ngày 15/3 /2018, Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới. Sau nhiều kết quả, báo cáo dành một dung lượng nhỏ để nói về một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Như, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồn dịch các trường. Thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để, tiến độ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa đảm bảo theo lộ trình đề ra. Cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi còn thiếu hoặc bị xuống cấp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn tình trạng "lạm thu", "bạo lực học đường" xảy ra ở một số cơ sở giáo dục; việc thực hiện tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhà trường, số lượng cơ sở đào tạo được tự chủ toàn diện chưa cao; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều. Xem thêm bài viết: Nhân viên văn phòng học ngành gì lương cao Cách đi nước ngoài nhanh nhất