Bệnh cá trắm cỏ và cách phòng trị bạn cần biết?

Thảo luận trong 'Thú nuôi' bắt đầu bởi daiminhistjsc, 23/6/17.

  1. daiminhistjsc

    daiminhistjsc Member

    Trong hệ thống nuôi thuỷ sản nước ngọt đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá mỗi ngày càng phát triển, trong khi đó nguời nuôi vẫn đang còn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên trong quá trình nuôi, mỗi khi cá bị bệnh việc chữa trị còn lúng túng gây thiệt hại lớn đến kinh tế hộ.

    Xem thêm: hướng dẫn cách cho cá cảnh ăn phù hợp

    Các đối tượng nuôi truyền thống lâu nay như mè, trôi, trắm, chép vẫn được duy trì và thả nuôi với nhiều hình thức như: nuôi chuyên, xen ghép, lồng bè.v.v..do được thị trường ưa chuộng, thịt thơm ngon, chi phí thấp, nên cá trắm cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả chính trong ao, lồng.Tuy nhiên, nghề nuôi cá trắm cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất đó là dịch bệnh. Đặc biệt bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây thiệt hại lớn nhất đối với nghề này.
    [​IMG]
    Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ thể hiện ở hai dạng đó là xuất huyết đóm dỏ do vi khuẩn và vi rút gây ra. Đối với cá bị bệnh bà con cần phân biệt một cách chính xác những dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của từng loại để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Về dấu hiệu bệnh lý bên ngoài chúng đều biểu hiện giống nhau: cá kém ăn hoặc bỏ ăn bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt và khô giáp, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, đặc biệt cá có mùi tanh đặc trưng. Khi giải phẫu và quan sát, ruột xuất huyết và không có thức ăn, cơ quan nội tạng đều xuất huyết và có dịch.

    Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn: dấu hiệu bệnh lý đó là vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Khi giải phẩu và quan sát cá bị bệnh ta thấy ruột chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử. cá bị bệnh từ 1 – 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 – 40%.

    Xem thêm: nên và không nên khi chọn thức ăn cho cá koi

    Còn với cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút: dấu hiệu bệnh lý là xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết đặc biệt là dưới lớp da xuất huyết, cá bị nặng toàn thân xuất huyết, tróc vẩy và lớp da của cá làm cơ dưới da có màu đỏ.

    Biện pháp phòng bệnh:

    Khi cá bị bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá. Qua mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, lồng nuôi, giống thả phải đạt kích cỡ và không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp.

    Trị bệnh:

    Nếu cá bị bệnh xuất huyết do vi rút ( không có biện pháp trị bệnh ): nên khoanh vùng để tiêu huỷ đàn cá bệnh và có biện pháp tẩy trùng ao nuôi kịp thời tránh bệnh lây lan sang những vùng nuôi xung quanh.

    Biện pháp phòng bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ là đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt khá phổ biến hiện nay, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình nuôi, cá trắm cỏ thường gặp các bệnh như viêm ruột (đốm đỏ), trùng quả dưa (đốm trắng). Các bệnh này nếu không phát hiện và có biện pháp phòng, trị kịp thời sẽ làm cho cá bị chết. Sau đây là biện pháp phòng, trị các bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ:

    - Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) thường gặp ở cá trắm cỏ hơn một tuổi, là loại bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn gây hại qua mang, qua thức ăn. Vì vậy, nếu môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh viêm ruột cho cá trắm cỏ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa hè, mùa thu (miền bắc), mùa mưa (miền nam). Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là không để cá bị sốc do môi trường nước thay đổi; thường xuyên bón vôi bột xuống ao nuôi để khử trùng và kiềm hóa môi trường nước. Nếu cá bị mắc bệnh, có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn; dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh, thuốc phối chế KN-04-12, liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục từ năm đến bảy ngày.

    - Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng) biểu hiện ở cá: da, mang, vây bị có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm, mầu hơi trắng đục, có thể thấy bằng mắt thường; da, mang cá có nhiều nhớt, mầu sắc nhợt nhạt; cá nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa xuân, mùa đông (miền bắc), mùa thu (miền nam). Ðể phòng bệnh cho cá, không thả chung cá bị nhiễm bệnh với cá khỏe; thời gian cách ly phụ thuộc nhiệt độ; tẩy dọn kỹ ao, phơi đáy ao ba, bốn ngày để diệt tạp. Ðể trị bệnh trùng quả dưa cho cá cần chú ý đến hai giai đoạn trong chu kỳ sống. Diệt trùng ở giai đoạn ấu trùng dễ hơn giai đoạn ký sinh.

    Tham khảo nguồn bài viết tại http://lowprice.vn/

Chia sẻ trang này