Bí quyết tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Thảo luận trong 'Thiết bị gia đình' bắt đầu bởi chiasetintuc3579, 1/3/18.

  1. Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

    Trang Tiếp thị & Gia đình cho biết, các dấu hiệu thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

    Ngoài ra, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.

    - Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.

    Bí quyết tăng cân cho trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao

    Bí quyết tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

    - Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao

    Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

    Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

    Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng



    Các loại thực phẩm cho trẻ ăn nhiều khi trẻ suy dinh dưỡng



    Các loại thực phẩm cho trẻ ăn nhiều khi trẻ suy dinh dưỡng



    Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

    - Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…

    - Cho thêm chất béo vào thức ăn: Cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…

    - Cho ăn đặc hơn: Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.

    - Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.

    - Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 chén cơm, cho trẻ ăn 1/2 chén mì…; ăn thêm 1 hũ yaourt, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 ly sữa.

    - Phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.

    - Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Chia sẻ trang này