Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (P21)

Thảo luận trong 'Thiết bị chống sét tia tiên đao' bắt đầu bởi Thị trường, 22/11/18.

  1. MÔ HÌNH PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
    THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM GIA TRỰC TIẾP CÁC MẠNG PHÂN PHỐI NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020


    Để triển khai đề án cần huy động sự tham gia tích cực của ba tác nhân liên quan gồm:

    Các cơ quan quản lý nhà nước chủ trì triển khai là Bộ Công Thương. Các tập đoàn phân phối nước ngoài đặt trọng tâm huy động các tập đoàn đã có đại diện tại Việt Nam và các tập đoàn chiếm thị phần lớn ở các thị trường có FTA với Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam chú trọng vai trò hiệp hội. Bộ Công Thương đóng vai trò cầu nối thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài với mục tiêu là hàng Việt Nam xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả thông qua các kênh phân phối này. Trên cơ sở triển khai, Bộ sẽ xây dựng các cơ sở chế biến hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hình thức sản xuất này.

    Các hoạt động đề xuất trong đề án dự kiến được triển khai ở quy mô liên cấp từ ngành như tiếp cận chuỗi phân phối, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng như ở cấp doanh nghiệp như các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh kiểm soát các quy chuẩn chất lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.

    Tuy nhiên để quá trình theo dõi đánh giá tính hiệu quả của phương thức xuất khẩu này được chính xác, cụ thể Bộ Công Thương triển khai các hoạt động của đề án trong phạm vi một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Việc lựa chọn ngành hàng phải đảm bảo các tiêu chí quan trọng bao gồm:

    Tính đại diện cho lĩnh vực xuất khẩu - ngành hàng được chọn phải là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn mang tính đại diện cho nền sản xuất của Việt Nam phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới và chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 sự phù hợp của ngành hàng với các loại hình phân phối tại siêu thị.

    Năng lực đáp ứng xuất khẩu quy mô lớn cho các hàng phân phối đều hướng đến các đơn hàng lớn và ổn định.

    Tính chuyên nghiệp của hiệp hội ngành hàng để đảm bảo khả năng huy động các doanh nghiệp thành viên tham gia tới các chương trình kế hoạch đề ra trong đề án, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc nâng cao năng lực xuất khẩu.

    Dựa trên các tiêu chí Bộ Công Thương đã chọn các ngành hàng để triển khai trong đề án bao gồm: dệt may, da giầy, thuỷ sản, nông sản. Cụ thể là cà phê, gạo, chè, trái cây....

    [​IMG]

Chia sẻ trang này