Thạch cao và quy trình sản xuất tấm thạch cao chống cháy

Thảo luận trong 'Thi công xây dựng' bắt đầu bởi hanhanh, 8/10/21.

  1. hanhanh

    hanhanh Member

    Hiện nay thạch cao chống cháy đã được nhiều chủ đầu tư và các khách hàng chọn cho công trình xây dựng của mình vì công dụng của chúng và cũng vì đặc điểm cấu tạo nên chúng. Vậy cùng Nova chúng tôi tìm hiểu quy trình tạo nên tấm thạch cao chống cháy này nhé.

    Khái niệm về thạch cao và phân loại
    Thạch cao áp dụng trong xây dựng được coi là một chất kết dính cứng rắn, chúng được chế tạo bằng cách nung thạch cao ở dạng hai phân tử nước ở nhiệt độ cao 140 – 170 độ C, cho đến khi chúng biến thành thạch cao nửa phân tử nước sau đó được nghiền thành bột nhỏ.

    Hoặc cũng có thể nghiền thạch cao hai nước trước rồi sau đó mới nung thành dạng thạch cao nửa nước.

    Khi nung thạch cao xây dựng sẽ được tạo thành theo 2 các dạng phản ứng:

    - Nếu nung ở nhiệt độ 600-700 độ C thì đá thạch cao hai nước sẽ biến thành dạng cứng, loại này có tốc độ cứng rắn chậm hơn so với loại thạch cao xây dựng.


    [​IMG]


    Quy trình sản xuất ra tấm thạch cao chống cháy
    Vật liệu
    Thạch cao chống cháy được trộn lẫn với sợi thủy tinh và thành phần phụ là Micro Silica để có thể tạo nên được tính năng chống cháy của chúng.

    Giấy bao của tấm thạch cao ngăn cháy được thiết kế để cách nhiệt từ 1 – 3 tiếng.


    Tỷ lệ hỗn hợp
    Tùy vào thời gian và mức độ chịu nửa mà người sản xuất muốn mà có các tỉ lệ trộn khác, và thành phần phụ khác là do mỗi doanh nghiệp đều có một kỹ thuật gia công, sản xuất khác biệt.

    Nhưng thành phần chủ yếu trong thạch cao chống cháy vẫn là thạch cao, sợi thủy tinh và Micro Silica (Đây được coi là bí mật công nghệ của mỗi doanh nghiệp).


    Quy trình chế tạo vách thạch cao chống cháy
    Bước 1:
    Phần khoáng thạch cao sẽ được đổ và băng chuyền, các mẩu lớn sẽ được đập vỡ trong quá trình di chuyển trên băng chuyền.


    Bước 2:
    Khoáng thạch cao khi có kích cỡ hợp lý sẽ được đổ vào một lò sấy xoay tròn, chỉ gần 10 phút lò sấy này có thể loại bỏ từ 5 – 10% độ ẩm và làm cho bột khoáng dần có màu trắng.

    Bước 3:
    Bước này là hấp thạch cao. Phần thạch cao sẽ được nung chín ở nhiệt độ là 150 độ C cho đến khi ta thấy được lượng hơi ẩm trong khoáng thạch bốc hơi đi hết.


    Bước 4:
    Sau khi thạch cao nung xong thì phần thạch cao được cho qua cối xay để xay những cục khoáng thạch cao có kích thước lớn để có thể thu lại được bột đá thạch cao mịn (độ mịn ngang với bột mì). Lúc này phần bột đó sẽ được gọi là chất giả cẩm thạch.

    Trong khoảng thời gian đó, một bình chứa với thể tích lớn, người ta sẽ khuấy đều nước với một vài hóa chất – khoáng vật dưới dạng bột và cùng đó là một loại xà phòng chuyên dụng trong công nghiệp. Loại bột này sẽ tạo thành một hỗn hợp loãng và xà phòng sẽ tạo ra bọt khí giúp hỗn hợp được nhẹ hơn.



    Bước 5:

    Thạch cao chống cháy được ví như một cái bánh sandwich vậy, phần bánh được làm từ bột nhuyễn, còn vỏ bánh sẽ là 2 lớp giấy dày, trong khi dãy giấy dày này được trải ra thì một bánh răng của máy sẽ phải vạch ra các đường kẻ dài cách mép giấy khoảng 3cm.

    Sau đó máy trộn sẽ dải đều hỗn hợp bột nhuyễn và được trộn đều ở giữa 2 mặt giấy như phương pháp là bánh sandwich.



    Bước 6:

    Tới bước này sẽ là khâu gấp mép giấy, người ta sẽ gấp mép giấy theo những đường kẻ đó nhằm giữ cho bột thạch cao chống cháy ở trong lòng. Những thanh dọc sẽ ép cho những mép giấy được thẳng.


    Bước 7:
    Sau khi được tạo hình chúng sẽ được cắt thành những tấm nhỏ hơn. Để các tấm thạch cao chống cháy không bị vỡ thì người ta vận chuyển các tấm thạch cao trên băng chuyền và nhờ các máy lật để tránh trường hợp các tấm thạch cao va vào nhau.

    Sau đó sẽ đưa chúng đi sấy khô. Tấm ướt sẽ được sắp xếp theo hệ thống đã được lập trình sẵn. Với lực hỗ trợ của trục lăn, băng chuyền và máy lật sẽ giúp chúng được sấy khô một cách nhanh chóng.

    Cần thời gian là 40 phút để nhúng nóng ở nhiệt độ là 300 độ C và để chúng nguội lại. Và chúng ta đã tạo ra được tấm thạch cao ngăn cháy.



    [​IMG]



    Trên đây là quá trình sản xuất tấm vách thạch cao chống cháy mà Nova đã cung cấp cho bạn để bạn có thể biết được cách tạo nên một tấm thạch cao chống cháy cần các bước ra sao và để bạn yên tâm về cấu trúc vật liệu mà mình trao niềm tin cho.

    Nếu bạn có nhu cầu trong lắp đặt tấm thạch cao ngăn cháy thì có thể liên hệ cho Nova qua:

    Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại CECOM
    Địa chỉ: số 9, ngõ 64 Đường Bằng B, P. Hoàng Liệt, Q Hoàng Mai, Tp Hà Nội

    Số điện thoại: 090.999.8610

    Email: Cecom.vn@gmail.com

    Website: https://thachcaochongchay.vn/

Chia sẻ trang này