Tư Vấn Giám Sát Công Trình Xây Dựng 2020

Thảo luận trong 'Xây dựng' bắt đầu bởi raovatcovy2020, 12/5/20.

  1. raovatcovy2020

    raovatcovy2020 New Member

    Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát.

    Dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Hỗ trợ thiết kế, xử lý, phát hiện sai sót kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc giám sát liên tục và chuyên nghiệp.

    Nội dung chính của TVGS bao gồm

    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
    – Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
    – Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
    – Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
    – Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
    – Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
    – Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
    – Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
    – Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
    – Thực hiện cho Chủ đầu tư việc tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
    – Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
    – Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
    – Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
    – Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
    – Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
    – Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
    – Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
    – Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
    – Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
    – Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
    – Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

    SONG NAM là công ty xây dựng uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ như : Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế

    Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
    Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168
    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
    Email: songnam09@gmail.com
    Web: https://www.songnam.net
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/23
  2. raovatcovy2020

    raovatcovy2020 New Member

    Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

    [​IMG]


    Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.


    Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát.


    Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
  3. raovatcovy2020

    raovatcovy2020 New Member

    Khi chủ đầu tư tiến hành thi công một dự án xây dựng thì các kỹ sư xây dựng đều thực hiện một công việc khá quan trọng đó chính là thiết kế cơ sở cho dự án đó. Thiết kế cơ sở cần phải được tiến hành thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt thì cần phải có bản thiết kế kỹ thuật cụ thể hóa của thiết kế cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

    Vậy, thiết kế bản vẽ thi công là gì? HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công được tiến hành như thế nào? Mời bạn cùng SONG NAM theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    1. THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG LÀ GÌ?
    Theo quy định tại Khoản 41, Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 thì Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

    Thiết kế bản vẽ thi công là một thiết kế thể hiện được đầy đủ nhất các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

    Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có thể bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu là bao gồm các bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu móng, kết cấu cột, kết cấu sàn, bản vẽ sơ đồ điện nước cùng các thông số bản vẽ khác liên quan đến công trình xây dựng của chủ đầu tư.

    [​IMG]
  4. raovatcovy2020

    raovatcovy2020 New Member

    2. HỒ SƠ THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?
    Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công là tài liệu không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.

    Thẩm tra thiết kế là gì?

    Trước khi tìm hiểu hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, mời bạn đọc cùng tìm hiểu khái niệm của công tác thẩm tra thiết kế. Thẩm tra thiết kế là công tác có vai trò quan trọng và mang tính bắt buộc được nhà nước quy định cụ thể trong việc quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.


    Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công có vai trò quan trọng:
    • Góp phần đảm bảo chất lượng của thiết kế, giám sát và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục những sai sót sau quá trình tư vấn thiết kế xây dựng.
    • Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng.
    Hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công bao gồm

    • Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
    • Các bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế và các tài liệu tham khảo liên quan.
    • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt (trừ công trình nhà ở riêng lẻ).
    • Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
    • Bản sao văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
    • Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
    • Dự toán xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách).
    • Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    Trình tự thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công:

    Bước 1: Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đã được quy định trong hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.

    Bước 2: Nếu có đầy đủ kỹ năng và trình độ, chủ đầu tư có thể tự mình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công hoặc có thể thuê các công ty kiểm định xây dựng để thực hiện công tác này.

    Bước 3: Phòng Công Thương sau khi nhận được hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung (nếu thiếu) và có trách nhiệm xem xét tổ chức thẩm định hồ sơ theo quy trình, kiểm tra và đánh giá hồ sơ.

    Bước 4: Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, kết quả thẩm định hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công sẽ được phòng Công Thương báo cáo cho chủ đầu tư bằng văn bản trước khi trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật.


    Lưu ý:
    • Những tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định thiết kế bản vẽ thi công phải là những cá nhân/ tổ chức đã đăng ký công khai thông tin năng lực trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng chấp thuận.
    • Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình do chính mình đã thiết kế.
    • Thời hạn để lựa chọn, ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân.
    • Trong trường hợp dự án có công trình với nhiều loại, cấp khác nhau thì cơ quan thẩm định công trình cấp cao nhất của dự án chính là cơ quan thực hiện việc chủ trì thẩm định.
    • Trong trường hợp dự án cần thẩm định là các công trình có yếu tố khẩn cấp, bí mật nhà nước hoặc công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt phải được tiến hành theo những quy định của pháp luật đặc thù.
  5. raovatcovy2020

    raovatcovy2020 New Member

    Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng
    Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

    Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

    [​IMG]

    Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

    Vai trò của người giám sát xây dựng
    – Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
    – Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
    – Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

    Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?
    • Kiểm tra vật tư, vật liệu
    • Giám sát công trình thi công:
    • Theo dõi – quản lý công trình thi công
    Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:
    – Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
    – Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
    – Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
    – Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
    – Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
    – Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
    – Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
    – Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
    – Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.

Chia sẻ trang này