Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo CPM là gì?

Thảo luận trong 'Kỹ năng' bắt đầu bởi thuhuong1998, 18/9/23.

  1. thuhuong1998

    thuhuong1998 New Member

    Với những người mới hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành xa lạ và không biết bắt đầu từ đâu. Hôm nay, GoSELL sẽ giới thiệu đến bạn một hình thức quảng cáo trực tuyến quen thuộc nhưng lạ lẫm với nhiều người là CPM. Nhưng những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của CPM là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

    [​IMG]

    Các tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo CPM là gì?
    Hiểu rõ thông tin cơ bản về CPM là gì vẫn chưa đủ để chạy quảng cáo CPM hiệu quả. Bạn cần nắm rõ các yếu tố có tác động lớn nhất đến chi phí và kết quả của quảng cáo CPM dưới đây nhé!

    Đối tượng mục tiêu
    Để tăng lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi doanh thu bán hàng, bạn cần nhắm đúng đối tượng mục tiêu. Nếu quảng cáo nhắm sai lệch hoặc không thu hút họ sẽ không tạo ra tương tác hay các phản hồi trên quảng cáo. Để hiểu rõ đối tượng mục tiêu, bạn cần phân tích Nhân khẩu học dựa trên các đặc điểm: tuổi tác, thu nhập, vị trí địa lý, giới tính, sở thích, điểm đau…

    Xác định đối tượng chính xác sẽ giúp bạn phân tích và dự đoán thói quen, hành vi mua sắm của họ để đưa ra các chương trình, khuyến mãi, sáng tạo nội dung phù hợp với nhu cầu của họ. Có như vậy những quảng cáo của bạn phải gây ấn tượng khiến họ tìm hiểu và mua hàng nhiều hơn.

    Trùng lặp đối tượng
    Bạn sẵn sàng trả một ngân sách lớn cho các quảng cáo sắp triển khai nhưng đối tượng hướng đến lại trùng lặp, đồng nghĩa bạn đang cạnh tranh với chính mình => dẫn đến chi phí CPM cũng tăng cao.

    Mục tiêu chiến dịch
    Tùy vào mỗi mục tiêu chiến dịch mà bạn sẽ lựa chọn hệ thống quảng cáo phù hợp cũng như cách tối ưu, đặt vị trí quảng cáo và trả chi phí CPM khác nhau. Hầu hết các chiến dịch quảng cáo liên quan đến độ bao phủ truyền thông. Nếu không thu thập dữ liệu tương tác của người dùng như: PPE, Click, Reach, Branding… thì chi phí CPM sẽ rẻ hơn với những chiến dịch có mục tiêu như: Inbox, Lead và Conversion.

    Do đó, bạn cần xác định mục tiêu chạy quảng cáo để triển khai chiến lược giá phù tốt nhất, tránh lãng phí thời gian và ngân sách.

    Mức độ cạnh tranh của thị trường
    Mức độ cung – cầu của thị trường tác động rất lớn đến CPM. Nếu bạn kinh doanh một mặt hàng khá phổ biến sẽ xuất hiện rất nhiều đối thủ xung quanh thì việc cạnh tranh sẽ tăng cao, đồng nghĩa các bên sẽ cùng đặt quảng cáo mặt hàng giống nhau. Quảng cáo CPM là cuộc chiến khốc liệt về giá thầu hiển thị. Càng có nhiều người tham gia đấu giá thì CPM sẽ càng cao.

    Tần suất hiển thị quảng cáo
    Nếu quảng cáo của bạn xuất hiện quá nhiều sẽ khiến người xem cảm thấy nhàm chán và lướt nhanh. Lúc này giá thầu CPM sẽ càng tăng lên. Nguyên nhân có thể là nội dung quảng cáo không hấp dẫn hoặc bạn đã ngắm sai đối tượng mục tiêu. Khi CPM tăng dần, bạn cần thay đổi đối tượng mục tiêu hoặc chỉnh sửa nội dung tốt hơn để thu hút người dùng.

    Phản hồi tích cực & tiêu cực
    • Phản hồi tích cực: bạn có thể đo lường tỷ lệ phản hồi tích cực dựa trên: mức độ tương tác, CTR, xem ảnh / video cao hay thấp và điểm chất lượng quảng cáo. Đây là những chỉ số cho thấy quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt, nên chi phí CPM sẽ giảm.

    • Phản hồi tiêu cực: CPM của bạn sẽ tăng lên nếu quảng cáo có quá nhiều phản hồi tiêu cực như: báo cáo quảng cáo hay ẩn quảng cáo.
    Thời gian chạy
    Tùy vào từng thời điểm chạy quảng cáo mà giá CPM sẽ khác nhau. Ví dụ: vào những ngày lễ Tết, mọi người sẽ ra ngoài nhiều hơn ở nhà, đồng nghĩa không có quá nhiều người online thì mức độ cạnh tranh giảm và chi phí CMP cũng thấp hơn.

    Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lựa chọn những thời điểm này vì đối tượng mục tiêu có thể không online, điều này sẽ gây lãng phí ngân sách rất lớn. Tốt nhất, bạn hãy nghiên cứu và phân tích khung thời gian mà họ online nhiều nhất để đưa ra chiến lược hiệu quả.

    Vị trí quảng cáo
    Mỗi vị trí đặt quảng cáo sẽ có giá thầu CPM khác nhau. Giả sử bạn chạy quảng cáo Facebook, nếu đặt tại NewFeed Facebook thì giá CPM sẽ cao nhất vì rất nhiều thương hiệu khác “tranh đua”. Bạn nên biết “tiền nào của nấy”, vị trí này đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với những vị trí khác. Nếu bạn không có ngân sách lớn, hãy tìm hiểu các vị trí phù hợp với mục tiêu để mang lại thành công nhất định.

    >>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook bằng MoMo từ A đến Z.

    Ngân sách quảng cáo
    Ngân sách của bạn càng cao, các hệ thống quảng cáo sẽ nhận định bạn là “chủ đầu tư” lớn sẵn sàng chi nhiều tiền hơn và mở phiên đấu giá giữa bạn với các bên tương đương về ngân sách. Do đó, ngân sách bạn sẽ chi trả cũng lớn hơn.

    Ngược lại, nếu ngân sách của bạn thấp – các hệ thống quảng cáo tự động đề xuất bạn với các bên khác tương đương, và chi phí CPM phải trả cũng ít hơn.

    Lưu ý khi triển khai CPM để tối ưu hiệu quả vượt trội
    Để tối ưu hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo CPM, bạn hãy ghi nhớ các lưu ý mà GoSELL chia sẻ dưới đây:

    Kết hợp với nhiều công cụ khác
    Nhiều newbie nhầm tưởng chỉ cần đầu tư số tiền quảng cáo lớn sẽ mang lại hiệu quả cao. Một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Để tạo ra một chiến dịch truyền thông thành công, bạn cần kết hợp hoàn hảo các công cụ media: Digital Marketing, PR, khuyến mãi, Marketing Online, quảng cáo và bán hàng cá nhân.

    Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia Marketing, Quảng cáo hoặc tham vấn chiến lược từ các Agency hàng đầu để đúc kết những lời khuyên hữu ích nhất.

    Triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau
    Mọi người thường mặc định “mọi quảng cáo CPM chỉ có thể triển khai trên nền tảng Google Ads”! Tuy nhiên, thị phần này có quá nhiều doanh nghiệp tham gia nên đẩy giá quảng cáo lên “chóng mặt” khiến những người làm Marketing phải tìm kiếm các nền tảng mới.

    Các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Ad Network hay Google Display đều có những ưu – nhược điểm riêng, phù hợp với từng giai đoạn quảng bá thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của bạn. Do đó, việc nắm vững thế mạnh của từng nền tảng sẽ giúp bạn tận dụng một cách hiệu quả nhất.

    Hiểu rõ bản chất của hệ thống quảng cáo
    Dù bạn đang triển khai chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp hay cá nhân thì yếu tố cốt lõi là xác định chính xác đối tượng mục tiêu và Marketing truyền thông. Đội ngũ Marketing cần dành thời gian nghiên cứu để hiểu rõ về các công cụ này, đồng thời xem xét dữ liệu thu thập về khách hàng và thị trường cạnh tranh để triển khai quảng cáo đúng hướng và tạo giá trị tối đa cho doanh nghiệp của mình.

    Ví dụ: nếu bạn chọn quảng cáo CPM trên Zalo, phải hiểu rõ bản chất của Zalo là gì, cách vận hành, cách tối ưu cũng như Zalo thích hoặc không thích điều gì.

    Tiến hành A/B Testing
    Nhiều Adsviser chỉ sử dụng một nội dung nhất định cho một nhóm quảng cáo và chạy liên tục. Cách làm này không mang lại hiệu quả cao như bạn mong đợi. Lời khuyên của Prodima, bạn hãy thực hiện A/B Testing cho các chiến dịch quảng cáo khác nhau – dựa vào dữ liệu thu thập và kết quả, bạn sẽ biết có nhóm CPM rẻ và ngược lại.

    Thông qua đó, bạn có thể loại bỏ các quảng cáo không hiệu quả mà tập trung tối ưu hóa những nhóm quảng cáo cho ra kết quả tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng, tránh lãng phí và tăng chuyển đổi cao.

    Phát triển nội dung và Tư duy bán hàng
    Bạn cần biết rằng, CPM cũng chỉ là một dạng hình thức quảng cáo. Điều quan trọng nhất nằm ở phần nội dung truyền tải như thế nào. Nếu bạn sở hữu nội dung quảng cáo độc đáo và tươi mới sẽ càng thu hút người dùng quan tâm và click vào giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

    Để tạo được nội dung quảng cáo hấp dẫn, bạn cần ghi nhớ 3 kỹ năng mấu chốt sau:

    - Marketing: Nắm vững các Mindset về thị trường ngách.

    - Bán hàng: cung cấp lý do cho khách hàng thấy được vì sao họ phải sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn mà không phải từ bên nào khác.

    - Copywriting: nghệ thuật “múa” chữ để bán hàng.

    Lời kết
    Hy vọng bài viết của GoSELL đã chia sẻ cho bạn nhiều thông tin hữu ích về CPM là gì để ứng dụng hiệu quả vào chiến dịch Marketing, Quảng cáo của doanh nghiệp. Tùy vào hiện trạng của công ty và mức ngân sách, bạn nên xem xét thật kỹ về 2 hình thức CPM hay CPC để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo kết quả như mong đợi.

Chia sẻ trang này