Nhận biết và xử lý bệnh tụ huyết trùng heo

Thảo luận trong 'Phụ kiện' bắt đầu bởi maimy132, 8/12/18.

  1. maimy132

    maimy132 Member

    II. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO:

    Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh.
    1. Triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể:
    - Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41 – 420C, hầu và cằm bị sưng to. Khi bệnh, heo thường bị viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan, chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần. Ở tai, mõm, bụng và những chỗ da mỏng xuất hiện những nốt đỏ, tím. Đôi khi heo có hội chứng thần kinh khi sốt cao như đi vòng tròn, kêu tom run rẩy, sùi bọt mép, chân co giật. Ở giai đoạn đầu của bệnh, heo thường bị táo bón sau đó bị tiêu chảy. Nếu không can thiệp kịp thời, heo sẽ chết rất nhanh sau 12 – 36 giờ.
    - Thể mãn tính: Heo cũng bị sốt cao, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị sưng. Heo thường gầy hẳn đi, yếu ớt sau 1 – 2 tháng là chết.
    Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường phát sinh rải rác, tuy nhiên có những lúc bệnh phát triển ồ ạt tạo thành dịch bệnh. Bệnh thường hay phát sinh vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh thường xảy ra đối với heo từ 3 – 4 tháng tuổi và heo sau cai sữa.
    2. Biện pháp phòng trị bệnh:
    - Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 - 5 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.
    - Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).
    Trên đây là một số thông tin tóm tắt về một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho chăn nuôi heo hay xảy ra vào mùa mưa. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho các hộ chăn nuôi heo trong việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh vào thực tế sản xuất một cách có hiệu quả nhất./.

    Nguồn: http://biotechviet.vn/cac-benh-thuong-gap-o-heo-va-cach-phong-tri-T34d0v3242.htm

Chia sẻ trang này