Một số lưu ý trong chăn nuôi dê

Thảo luận trong 'Điện thoại Window phone' bắt đầu bởi nguyenhduong511, 28/9/18.

  1. Thịt và sữa dê ngon, bổ; dê thuộc loại dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để bảo đảm nuôi dê thành công, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:

    1. Chọn phương thức chăn nuôi hợp lý:

    Tùy theo điều kiện đất đai, diện tích đồng cỏ, khả năng kinh tế,… mà chọn phương thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh hoặc thâm canh.

    Những vùng trung du, miền núi; những nơi còn đất hoang hóa rộng nên chăn nuôi dê theo phương thức quảng canh. Phương thức này phù hợp với nuôi dê thịt. Lợi ích của phương thức chăn nuôi quảng canh là tiết kiệm được chi phí thức ăn, nhân công và chi phí chuồng trại… Nhưng bất lợi là khó quản lý đàn, khó kiểm soát được dịch bệnh và quá trình sinh sản của dê.

    Những khu vực ven đô, những vùng đất hẹp không có điều kiện chăn thả nên nuôi dê theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh. Phương thức này phù hợp với chăn nuôi dê sữa hoặc kiêm dụng sữa-thịt. Chăn nuôi dê thâm canh hoặc bán thâm canh đòi hỏi chi phí lớn về thức ăn, xây dựng chuồng trại và nhân công nhưng lại dễ kiểm soát và quản lý về sinh sản và dịch bệnh.

    2. Quan tâm đến công tác giống:

    Chọn dê đực, dê cái làm giống rất quan trọng. Phải chọn những con có lý lịch rõ ràng, có bố mẹ, ông bà thuộc loại chất lượng tốt.
    [​IMG]


    Bản thân dê đực hoặc dê cái chọn làm giống phải có các đặc điểm đặc trưng của giống, phải là những con ưu tú trong đàn, linh hoạt, khoẻ mạnh; ăn khỏe. Thân hình phải cân đối. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường.

    Không chọn làm giống những con:

    - Có các đặc điểm ngoại hình như: đầu dài, trụi lông tai; cổ ngắn; sườn thẳng; bụng nhỏ.

    - Tứ chi không thẳng, vòng kiềng, yếu ớt, không chắc chắn. Móng chân không gọn, đều và thẳng.

    - Lý lịch không rõ ràng hoặc bố mẹ, ông bà thuộc loại còi cọc, năng suất thấp.

    Chúng ta cần bỏ thói quen lưu giữ một đực giống trong đàn một thời gian dài. Thông thường chỉ nên sử dụng dê đực giống đến 6 năm tuổi. Điều cũng không tốt là một số người chăn nuôi chọn ngay một con đực trong đàn để làm giống, phối cho cả đàn, dẫn đến tình trạng bố nhảy con, ông nhảy cháu, anh em nhảy lẫn nhau gây nên hiện tượng đồng huyết, làm cho đàn dê còi cọc, lưỡng tính dục, khả năng sinh sản kém, tỷ lệ chết cao và chăn nuôi kém hiệu quả.

    Cũng cần lưu ý là không nên cho dê cái sinh sản sớm. Thông thường dê phát dục vào lúc 5- 6 tháng tuổi. Nhưng để bảo đảm cho dê sinh sản tốt thì chờ đạt 8 tháng tuổi mới nên cho phối giống. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến con mẹ, đời con sinh ra bị còi cọc, chất lượng giống giảm sút.

    Muốn làm tốt công tác giống cần có sổ sách theo dõi phối giống và sinh sản của dê.



    3. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn nuôi dê

    So với trâu, bò, cừu, dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng đối với mùi vị của cây lá. Nó có thể ăn được cả các loại lá có chứa độc tố, các loại lá cay, đắng mà các loài gia súc khác không ăn được như lá xà cừ, lá xoan, lá chàm tai tượng… Vì vậy khi nuôi dê nên tận dụng và khai thác tối đa các loại cây lá này. Đồng thời cần tận dụng tối đa các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến để nuôi dê, nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.



    4. Xây dựng chuồng nuôi dê đúng quy cách kỹ thuật

    Bản tính của dê là thích ở nơi cao ráo, sạch sẽ, vì vậy chuồng nuôi dê phải làm sàn, cao cách mặt đất khoảng 40-80cm, có thang cho dê lên xuống dễ dàng. Có thể làm sàn bằng nan gỗ, tre hoặc vầu nhưng phải bảo đảm chắc chắn, nan sàn phải đều, nhẵn, khe rộng 1,5 - 2,0 cm để dễ lọt phân nhưng không làm dê bị kẹt móng.

    Dê thích ăn ở độ cao, không gặm và nhặt thức ăn trên mặt đất như trâu bò, do đó cần phải treo máng ăn cách mặt đất 0,2 - 0,5 m. Máng ăn phải đủ dài, bảo đảm tất cả dê có thể ăn cùng một lúc và không rơi vãi, tránh lãng phí thức ăn.



    5. Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh

    Phải chăm sóc và nuôi dưỡng dê hợp lý. Thức ăn, nước uống phải đầy đủ, chất lượng tốt. Thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, máng ăn, máng uống. Bảo đảm chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.

    Dê có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng, nhiệt thán … Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gây tỷ lệ chết cao. Để đề phòng các bệnh này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc-xin của các cơ quan thú y.

Chia sẻ trang này