Một số câu hỏi thường gặp khi lựa chọn ống kính máy ảnh

Thảo luận trong 'Máy ảnh' bắt đầu bởi duanmayanh, 13/10/16.

  1. duanmayanh

    duanmayanh Member



    Trước khi lựa chọn được cho mình một ống kính máy ảnh chắc hẳn bạn sẽ phải tìm hiểu thêm rất nhiều thông tin trên mạng cũng như các thông tin của bạn bè người thân. Dưới đây chuyenmayanhso xin được giới thiệu với với các bạn một số câu hỏi thường gặp để bạn có thể tham khảo và tìm được những thông tin hữu ích cho mình nhé!


    Nên chọn ống kính tiêu cự loại nào?

    Ống kính máy ảnh có thể được phân loại theo tầm tiêu cự của ống. Thông thường có ba loại: (1) ống tiêu chuẩn (standard), ống góc rộng (wide angle) và ống chụp xa tê-lê (telephoto).



    [​IMG]


    Phân loại ống kính theo tiêu cự:

    - Ống kính góc siêu rộng (super/ extreme wide angle lens): Có tiêu cự dưới 21mm (dành cho chụp ảnh kiến trúc và phong cảnh)

    - Ống kính góc rộng (wide angle lens): Tiêu cự 21-35mm (dùng cho chụp ảnh phong cảnh)

    - Ống kính tiêu chuẩn / thông thường (standard/normal lens): Tiêu cự 35-70mm (chụp đường phố, ảnh tư liệu)

    - Ống kính tê-lê tầm trung (medium telephoto lens): Tiêu cự 70-135mm (chụp chân dung)

    - Ống kính tê-lê tầm xa (telephoto lens): Tiêu cự 135mm và dài hơn (chụp thể thao, chim trời, động vật hoang dã, v.v…)

    * Ghi chú: Các tiêu cự này qui chuẩn theo máy ảnh toàn khổ 35mm. Đối với các máy ảnh DSLR có gắn cảm biến cúp nhỏ (ASP-C) cần nhân với hệ số cúp nhỏ (crop factor) để có tiêu cự tương ứng.



    Bạn có thể tham khảo một số mẫu ống kính sau đây:



    fujifilm xf 35mm f2 wr



    XF 18-135MM F/3.5-5.6 R LM OIS WR


    fujifilm 35mm f1 4

    Khi nào sử dụng ống kính góc rộng và siêu rộng?

    Các ống góc rộng và siêu rộng có khả năng thu gọn vào khuôn hình một khoảng không gian lớn hơn (góc ảnh rộng hơn) và có tính năng tạo được chiều sâu ảnh trường (depth of field / DOF) rất sâu khiến tất cả các đối tượng trong khuôn hình đều căng nét. Điều này cho thấy các ống kính góc rộng phù hợp với chụp ảnh phong cảnh với không gian rộng lớn và đòi hỏi mọi đối tượng trong khuôn hình đều căng nét. Các ống góc siêu rộng giúp nhiếp ảnh gia chụp được những vật thể đồ sộ ở khoảng cách (distance) ngắn hơn nên rất phù hợp với chụp ảnh kiến trúc.

    Khi nào sử dụng ống kính chụp xa tê-lê?

    Ngược lại với các ống kính góc rộng, các ống kính tê-lê cho phép đưa các chủ thể nhỏ ở xa vào đầy khuôn hình, cộng với tính năng tạo ảnh trường nông nên rất phù hợp với các mục đích chụp thể thao cận cảnh các vận động viên, chụp chim trời bay lượn hay động vật hoang dã mà nhiếp ảnh gia không thể tiếp cận gần hơn khi chụp. Các ống tê-lê tầm trung, với tính năng tạo chiều sâu ảnh trường ở mức vừa phải nên phù hợp với mục đích xóa phông (blur background) hay tạo bokeh (hiện tượng nhòa mờ và mịn ngoài vùng căn nét) nên phù hợp với chụp ảnh chân dung trong đó chủ thể cần được làm nổi bật và sắc nét để thu hút sự chú ý của người xem hơn so với hậu cảnh và xung quanh bị nhòa mờ.

    CÁC BẠN QUAN TÂM VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP

    SĐT: 097 755 9997

    Địa chỉ: 26 Trung Liệt, Thái Hà, Hà Nội

    Ghé qua facebook:



    https://www.facebook.com/chuyenmayanhso.vn

Chia sẻ trang này