Ikigai và ứng dụng Ikigai trong định hướng nghề nghiệp [FJOB - Nền tảng tìm việc làm]

Thảo luận trong 'Việc làm cử nhân' bắt đầu bởi lythanh1120, 25/2/22.

  1. lythanh1120

    lythanh1120 New Member

    Nếu bạn đang cảm thấy mất phương hướng hay chán nản với cuộc sống công sở 8 tiếng, có thể bạn đang chưa tìm được Ikigai - mục đích sống của bản thân mình.

    Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá “ý nghĩa sống” hay còn gọi là Ikigai của cuộc đời bạn!

    Tải ứng dụng Fjob để tìm cho mình cơ hội nghề nghiệp mơ ước: tại đây

    1. Ikigai là gì?

    Ikigai là một triết lý sống của người Nhật chỉ những “giá trị sống”, hay “những yếu tố làm nên một cuộc đời đáng sống”. Trong đó “iki” bắt nguồn từ động từ “ikiru” có nghĩa là sống và “gai” là “giá trị”.

    Từ nguyên lý đó, một phiên bản “biến thể” của triết lý sống Ikigai đã được xây dựng nhằm giúp bạn xác định những yếu tố tạo nên một sự nghiệp mơ ước. Mô hình này cho rằng Ikigai chính là vùng hội tụ của 4 vòng tròn:

    Điều bạn đam mê
    Điều bạn làm tốt
    Điều xã hội cần
    Điều bạn được trả tiền để làm
    Vì vậy, dựa trên mô hình này, đi tìm Ikigai chính là đi tìm những giá trị làm nên hạnh phúc đích thực, đi tìm mục đích sống hay lý do để bạn thức giấc mỗi ngày.

    [​IMG]





    2. Nguồn gốc của mô hình Ikigai
    Sở dĩ được coi là “biến thể” vì thực chất mô hình Ikigai kể trên bắt nguồn từ “Sơ đồ Venn Mục Đích” (Purpose venn diagram) do Andres Zuzunaga - một nhà văn người Tây Ban Nha xây dựng. Tuy nhiên, chỉ khi doanh nhân người Anh Marc Winn thay cụm từ “ý nghĩa” với “ikigai” trong bài viết của mình có tên “What is your Ikigai”, mô hình này mới được sử dụng và biết đến rộng rãi.

    3. Ta vẫn luôn có thể hạnh phúc, ngay cả không tìm thấy Ikigai
    Có quan điểm cho rằng những giá trị trong mô hình Ikigai bổ trợ chặt chẽ lẫn nhau mà ở đó, chỉ thiếu một trong bốn yếu tố cũng sẽ không thể đem lại niềm hạnh phúc trọn vẹn. Tuy nhiên, Ikigai không nhất thiết cứ phải bao gồm đầy đủ cả 4 yếu tố: Điều bạn đam mê, Điều bạn làm tốt, Điều xã hội cần, Điều bạn được trả tiền để làm.

    Đi tìm Ikigai không phải là đi tìm “Điều bạn làm tốt”
    Đương nhiên bạn sẽ có lợi thế nếu thực sự biết khả năng của bản thân. Tuy nhiên, đi tìm Ikigai không nhất thiết phải bắt đầu từ việc bạn có thể làm tốt. Bởi nếu bạn còn chưa thực sự hiểu bản thân hay yêu cầu công việc, làm sao có thể chắc chắn đó là điều bạn có thể làm tốt nhất.

    Đi tìm Ikigai không phải là đi tìm “Điều bạn đam mê”
    Được làm một công việc mình yêu thích chắc chắn sẽ đem lại nguồn cảm hứng vô tận. Tuy nhiên, cũng giống như điều bạn làm tốt, bạn cần cho mình thời gian để trải nghiệm nhiều nhất có thể.

    Thử bắt tay làm bất kì việc gì có thể, nhân viên phục vụ, dạy gia sư hay đi thực tập, v.v. Chính những kinh nghiệm tích lũy từ những công việc này sẽ cho bạn thêm nhiều “dữ liệu” để đánh giá chính xác thế mạnh của mình. Từ đó việc tìm ra Ikigai cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    Đi tìm Ikigai không phải là đi tìm “Điều xã hội cần”
    Ikigai không hoàn toàn là đi tìm những điều mà thế giới bên ngoài đang cần ở bạn. Thực tế, bạn chỉ có thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất bằng cách đào sâu từ bên trong. Thay câu hỏi “Xã hội/Thị trường đang cần công việc gì?”, hãy đặt ngược lại xem “Mình đang thực sự cần gì?”.

    Đi tìm Ikigai không phải là đi tìm “Điều bạn được trả tiền để làm”
    Ikigai không chỉ đơn thuần là bài toán của thu nhập hay lương thưởng. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy niềm vui trong những công việc không nhất thiết phải được trả lương.

    Đôi khi, niềm hạnh phúc mà công việc mang lại không nhất thiết phải bắt nguồn từ giá trị về tiền bạc. Bạn luôn có thể tìm thấy niềm vui đích thực từ việc thấy bản thân tiến bộ hơn, tích lũy thêm nhiều trải nghiệm hay có thêm những mối quan hệ mới. Đó mới là “mức lương” xứng đáng cho những nỗ lực của thân.

    4. Làm sao để tìm được Ikigai?
    Nếu bạn cũng đang “lạc lối”, đừng lo vì bạn không phải là người duy nhất! Không ai sinh ra đã biết được Ikigai của mình. Điều duy nhất bạn có thể làm là liên tục cho mình cơ hội để thử nghiệm, quan sát và tự đánh giá những trải nghiệm này của bản thân.

    Thử nghiệm
    Tuy nhiên, hành trình đi tìm Ikigai thực chất là hành trình của trải nghiệm. Chỉ khi cho mình cơ hội trải nghiệm đủ nhiều, bạn sẽ thấy rõ ràng hơn bức tranh toàn diện về bản thân, nghề nghiệp và những định hướng tương lai.

    Quan sát
    Không khó để nhận ra những gì ta tích lũy ở trường lớp là chưa đủ để có thể đáp ứng cho những yêu cầu khắc nghiệt của nghề nghiệp và thị trường. Do đó, một trong những “vũ khí bí mật” để rút ngắn thời gian, thích nghi tốt hơn với môi trường mới chính là khả năng “quan sát”.

    Tự đánh giá
    Sau khi được thử nghiệm, quan sát, đã đến lúc bạn tự đánh giá và cân nhắc cả những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Một khi thu thập đủ “dữ kiện” cần thiết, bạn sẽ càng dễ dàng đưa ra một kết luận chính hơn.

    Kết:
    Có thể nói, Ikigai là một trong những triết lý sống để tìm thấy niềm hạnh phúc trọn vẹn và sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm và nuôi dưỡng lý tưởng Ikigai trong công việc không chỉ ngày một ngày hai. Hãy cho mình thời gian thời gian và cơ hội trải nghiệm đa dạng các cơ hội nghề nghiệp để hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân.

Chia sẻ trang này